tháng 2 2014

VLCĐ: Thể hiện chân dung của đức Phật, chúng ta đã được chiêm ngưỡng nhiều cách khác nhau mang nét đặc thù văn hóa riêng của các quốc gia tiểu vùng sông Mê kông và các nước Phật giáo khác. Ở đây, chúng ta nói về một hình tượng Đức Phật trên tay cầm hoa sen gọi là "Niêm hoa vi tiếu".

Niêm hoa vi tiếu (拈花微笑 - j: nenge-mishō - nghĩa tiếng Việt: cầm hoa mỉm cười) - rút gọn từ câu "Thế tôn niêm hoa, Ca-diếp vi tiếu" -  là một giai thoại thiền, ghi lại sự kiện trên núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa) trước mặt đông đảo đại chúng, Đức Thế Tôn không tuyên thuyết pháp thoại như mọi ngày, mà lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác chẳng ai hiểu gì, duy chỉ có đại trưởng lão Ma-ha Ca-diếp (Mahākāśyapa) mỉm cười. Đức Phật tuyên bố với các thầy tỳ khưu: “Ta có chánh pháp vô thượng trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy tỳ khưu, cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh”.

Câu chuyện trên chỉ thấy ghi trong Tục tạng Trung Hoa, không thấy ghi trong Chánh tạng Nam truyền lẫn Bắc truyền.

Đây chỉ là một huyền sử của Phật giáo Trung Hoa. Theo ông Dumoulin (Zen Buddhism: A History, 2005), giai thoại này đầu tiên được ghi trong quyển Thiên thánh quảng đăng lục (天聖廣燈錄 - T’ien-sheng k’uan-t’eng lu, Tiansheng guangdeng lu) do cư sĩ Lí Tuân Úc (李遵勗 - Li Zunxu) của tông Lâm Tế, đời Tống, biên tập năm 1036.

Về sau, ngài Hối Ông Ngộ Minh (晦翁悟明 - Huiweng Wuming) ghi thêm chi tiết trong quyển Liên đăng hội yếu (聯燈會要 - Liandeng huiyao) vào năm 1183. Quyển này ghi lại hệ thống truyền thừa của Thiền tông, từ 7 vị Phật quá khứ, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, 28 vị tổ Ấn Độ, truyền đến 6 vị tổ Trung Hoa, và khoảng 600 vị thiền sư Trung Hoa khác.



Đây là một câu chuyện rất quan trọng của Phật giáo, được xem là đầu mối của Phật giáo Thiền Tông.


1. Theo sách Liên Đăng Hội Yếu, Thích Ca Mâu Ni Phật chương:


"Trong cuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

Xưa nay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm làm chỗ dựa để khai ngộ."

Nhưng việc nầy chép ở kinh nào? do ai truyền thuật? Các Kinh Luận đã thu vào trong Đại Tạng đều không thấy ghi chép việc nầy. Các bậc Tông sư đời nhà Tùy, Đường, cũng không có nói đến.

Đến đời Tống, Vương An Thạch mới nói tới việc nầy.


2. Theo sách Tông môn Tạp lục:


"Vương An Thạch, tức Vương Kinh Công, hỏi Tuệ Tuyền Thiền sư:

- Thiền Tông nói Đức Phật Thích Ca giơ cành hoa lên là có xuất xứ ở kinh điển nào?

Tuệ Tuyền đáp:

- Tạng Kinh cũng không thấy chép việc nầy.

Vương An Thạch nói:

- Tôi vào trong Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh, gồm 3 quyển, nhân đó mà đọc, thấy sách ghi chép rất tường tận việc Phạm Vương đến núi Linh Sơn, dâng Phật một cành hoa Ba-la vàng, rồi xả thân làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng sanh thuyết pháp.

Đức Thế Tôn đăng tọa, giơ cành hoa lên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu ý gì, chỉ có một vị đầu đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn bèn nói:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, trao lại cho Ma Ha Ca Diếp.

Kinh nầy nói nhiều đến việc các đế vương tôn sùng thỉnh vấn Phật, cho nên giữ làm Bí Tàng, người thế tục không được biết đến." (Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt)

--------------

 Tổ thứ nhất là Ngài Ca Diếp

Một hôm Ngài Ca Diếp gọi A Nan căn dặn rằng : « Không bao lâu tôi còn trụ nơi thế gian nầy nữa, nên tôi đem chánh pháp của Thế Tôn mà phó chúc lại cho ngươi. Vậy ngươi khéo giữ gìn để hóa độ chúng sanh và lưu truyền phật pháp về sau, chớ để đoạt tuyệt. Ngươi hết lòng tôn trọng mà hộ trì.

Đây nầy Ngươi hãy nghe đây :


«  Pháp vốn pháp bổn lai

Không pháp, không phi pháp

Sao lại trong một pháp

Có pháp, có chẳng pháp .”


Đây là bài kệ đầu tiên, sơ tổ Ca Diếp truyền cho A Nan bài kệ gồm 20 chữ để hiểu rõ hơn chúng ta thay thế bằng các chữ như: tâm, cảnh, có và không v.v .. Sẽ có vô lượng bài kệ nếu như nhìn ở mọi gốc độ khác nhau nhưng “ bổn lai “ không có gì thay đổi.


 Thí dụ 1

Tâm vốn tâm bổn lai

Không tâm không phi tâm

Sao lại trong một tâm

Có tâm có chẳng tâm


Thí dụ 2

 Cảnh vốn cảnh bổn lai

Không cảnh không phi cảnh

Sao lại trong một cảnh

Có cảnh có chẳng cảnh


Câu 1 nguyên gốc “ Pháp vốn pháp bổn lai” phải chăng ý nói về pháp thân thanh tịnh, tâm cảnh đề huề hay phật tánh vốn sẵn có trong mõi chúng ta không thiếu, ở Thánh Chúng không thừa.

Câu 2 “ Không pháp không phi pháp” phải chăng nói về cách đối trị căn bệnh chấp có chấp không, chấp phi có phi không của dòng đời biến dịch.


Câu 3 và câu 4 “ Sao lại trong một pháp ” “ có pháp có chẳng pháp ” phải chăng tự vấn và tự giải để phân biệt rõ ràng đâu là chánh pháp đâu là phi pháp, đâu là không pháp, đâu là không phi pháp, đâu là có pháp đâu là có chẳng pháp: Thử đưa ra một pháp làm biểu tượng ẩn dụ chẳng hạn như “Đêm qua sân trước một cành mai ”.


Cành mai là một hiện hữu có thật đứng vào gốc độ khách quan mà nhìn, còn đúng vào nguyên lý biến dịch tương quan tương duyên thì cành mai hôm qua, hôm nay và ngày mai, nó có là do duyên sanh không có thực thể thực tướng, thực vậy hôm qua cành mai tươi rộ nở đẹp, hôm nay hoa rụng hết. Phải chăng sinh diệt trong bất diệt qua cành mai của Thiền sư Mãn Giác.



VLCD : Photo Buddha’s Birthday in 2014 are grouped designer of merit forum designed long deployment. The former, after receiving comments have been repaired. This is the new version, please read your dedication to.

The specifications were revised and published completed private offerings Spring 2014 Opening Day with the details as follows :

Width: 3543 pixels /30cm
Height : 7087 pixels / 60cm
Resolution: 300 pixels / inch.


We are extremely happy and pleased offerings praising the virtues of the Indian service offerings . Printing process will of course have to use lots of financial , just hope you how to balance the rotation is not damaged , do not put the issue to merit the business cycle achievements member . Prayer Ten Buddhas proved . Prayer is enjoying all the solemn blessings in this life and the form of hybrid life.

Namo Original Teacher Shakyamuni Buddha .

Demo ( Preview – Not for use for printing very low resolution )

Download:

————————

Download


Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.