Bài giảng 1, 4, 5 của HT Giác Khang về pháp môn Tịnh độ

VLCĐ: Y theo kinh luận nhận xét thì pháp tu Tịnh độ như thả diều theo gió, chèo thuyền xuôi theo dòng nước. Niệm Phật nhờ vào đại nguyện tiếp độ của Phật A Di Đà và mười phương chư Phật hộ niệm được vãng sinh về thế giới Cực lạc, từ đó nương nhờ vào hoàn cảnh tốt, không bị đọa lạc, tu tập cho đến khi nào chứng được quả vị giác ngộ. Cho nên tu tập mà không xa rời hiện thực cuộc đời này. Niệm Phật chính là chánh hạnh, tu tập các việc lành vun bồi phước đức lợi mình lợi người đó trợ hạnh. Trợ hạnh và chánh hạnh là hành trang sanh Tịnh độ. Ý nghĩa: “Không thể lấy chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên sanh về Cực lạc” trong kinh A Di Đà, đó là điều kiện cần thiết hành giả tu tất cả việc lành trong đời, hồi hướng vãng sanh Cực lạc. Chính ngay trong hoàn cảnh sống con người và nhân loại trong thế giới vô thường này là đạo trường, là ruộng phước đức cho người tu học phụng sự để thành tựu lý tưởng giải thoát.

Kính mời Quý vị nghe những bài giảng của Hòa Thượng Thích Giác Khang về Tịnh Độ để tự mình khai thị chân tâm mà cầu phước lành cho hiện tại cùng các kiếp lai sinh. Do vì phần âm thanh của một số bài giảng lượng echo (tiếng vang) quá nhiều nên khó nghe. Vì vậy chúng tôi chưa đăng để chờ sửa chữa.
----------------------------

PHẦN 1: Pháp thoại: Pháp Môn Tịnh Độ (phần 01) do Hòa thượng Giác Khang thuyết giảng tại Chùa Phước Thành tỉnh Trà Vinh - Khóa tu Phật thất lần thứ 24 từ ngày 09-16/08/2009 (nhằm ngày 19-26/06/Kỷ Sửu).

PHẦN 2: Pháp thoại: Pháp Môn Tịnh Độ (phần 02) do Hòa thượng Giác Khang thuyết giảng tại Chùa Phước Thành tỉnh Trà Vinh - khóa tu Phật thất lần thứ 25 từ ngày 10-17/10/2009 (nhằm ngày 22-29/08/Kỷ Sửu).

PHẦN 3: Ðã đem tâm này niệm Phật, phàm tất cả việc tạp thiện, tạp ác đều không nên nhớ, tức hàng ngày chỉ nên làm mọi việc với ý niệm vạn bất đắc dĩ, xong rồi thì xả, đừng để day dích, sẽ chướng ngại tâm niệm của chúng ta. Vả lại, sở dĩ tâm niệm của chúng ta cứ còn dây dưa mãi với những tạp thiện, tạp ác là vì ý địa chưa thuần; nếu ta niệm Phật đến lúc tâm địa sáng tỏ, thời ý địa tự nhiên chuyên ròng nơi quán sát, không duyên tạp sự. Phải biết, niệm Phật có thể chuyển Phàm thành Thánh, là phương tiện giải thoát thứ nhứt của thế gian và xuất thế gian vậy.

PHẦN 4: Ðã dùng miệng này niệm Phật, phàm tất cả những việc SÁT, ÐẠO, DÂM, VỌNG không nên buông lời nói càng, nói quấy. Một khi nói lỡ, nên tự nghĩ rằng: người niệm Phật không nên nói như thế, rồi cố gắng niệm lớn ít tiếng danh hiệu Phật để trấn áp tâm mình và gột tẩy ngay những lời bất thiện ấy.

PHẦN 5: Ðã đem thân này niệm Phật, thời trong mọi lúc cũng như trong mọi cử chỉ: đi, đứng, ngồi, nằm, thân cần phải đoan chánh thì tâm mới được thanh tịnh. Người niệm Phật nên tự nghiệm điều này, thật không bao giờ dối.


Chỉnh sửa bài viết

Đăng nhận xét

[blogger] [facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.