Bài giảng 6, 7, của HT Giác Khang về pháp môn Tịnh độ

VLCĐ: Lúc niệm Phật thì từ một câu đến mười câu sao cho niệm được phân minh, ghi nhớ phân minh. Niệm mười câu xong lại từ một câu niệm đến mười câu, chẳng được niệm đến câu thứ mười hai hay mười ba. Niệm đến đâu, nhớ đến đấy; chẳng được dùng chuỗi để nhớ mà phải dụng tâm nhớ. Nếu thấy niệm suốt mười câu là khó thì chia thành hai hơi: từ câu một đến câu năm và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu đã chí thành mà chưa thuần nhất thì nên thường lắng tai nghe, chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm đều phải là niệm phát xuất từ tâm, tiếng phát xuất từ miệng, âm nhập vào tai; tâm và miệng niệm sao cho rành rẽ rõ ràng, tai nghe sao cho rành rẽ, rõ ràng. Nhiếp tâm như thế thì vọng niệm tự dứt.

PHẦN 6: Niệm Phật một tiếng, tay lần một hột. Chỉ nên niệm bốn chữ, đừng lộn sáu chữ, vì bốn chữ rất dễ thành khối . Trong bốn chữ A Di Ðà Phật, hoặc lần chuổi tại chữ A, hoặc lần tại chữ Ðà, hoạch định cho có phép tắc, không được lầm lẫn, đây là pháp mượn chuổi để nhiếp tâm vậy.


PHẦN 7: Nếu lúc thần trí hôn trầm , hay khi vọng tưởng đua khởi, hãy nên trấn tỉnh tinh thần, to tiếng niệm Phật, niệm cho được vài ba trăm tiếng tự nhiên đổi thành cảnh giới an tịnh. Bởi vì nhĩ căn thính lắm, nên ngoại duyên dễ vào, tiếng làm cho tâm động, tạp tướng nổi dậy, nên phải to tướng niệm Phật để giữ gìn nhĩ căn, hầu mở tỏ tâm linh. Bấy giờ tâm chỉ nghe tiếng của chính mình, mỗi tiếng liên tục, đầy đủ, tất cả những gì phải quấy, nên, hư tự nhiên phóng xả.


Chỉnh sửa bài viết

Đăng nhận xét

[blogger] [facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.