Có nên duy trì tục đốt vàng mã hay không?

VLCĐ: Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Thậm chí, nhiều người coi đó là một trong những nét văn hoá của phong tục thờ cúng gia tiên. Câu chuyện sau đây sẽ cho chúng ta một cái nhìn trí tuệ hơn để xác định rằng có nên duy trì tục đốt vàng mã hay không?

Từ lâu, người dân mỗi khi đến các dịp giỗ người mất, lễ rằm là lại “hóa vàng”, đốt tiền giấy và các loại hàng mã khác…với niềm tin người thân đã mất ở cõi vô hình có thể nhận được; hoặc chư Thánh thần có thể nhận được lễ vật cung tiến mà phù hộ cho các ước nguyện được như ý. Tuy nhiên, có đúng như người ta vẫn nghĩ hay không?
Ở đây, câu hỏi đặt ra là: Đốt tiền giấy, Thần minh, tổ tiên có thực sự nhận được không? Tiền giấy rẻ như vậy, vì sao không trực tiếp đốt tiền thật cho có thành ý?
Để giải thích cho nguồn gốc phong tục đốt tiền giấy này, trong dân gian đã lưu truyền không ít câu chuyện xưa. Trong đó, có một câu chuyện, kể rằng xưa kia, có một vị tú tài muốn kiếm tiền, vậy mà đã làm nên phong tục mấy trăm năm…

Tương truyền, có một vị tú tài tên là Vưu Văn Nhất, gian khổ học tập đến chục năm, nhưng lại không lần nào thi đỗ.
Chán nản, ông liền cất bút chuyển theo nghiệp buôn bán, tìm đến một gia đình họ Đại xin học nghề làm giấy. Vưu tú tài vốn thông minh hơn người, được Đại gia rất coi trọng, liền đem toàn bộ kỹ thuật gia truyền, truyền lại cho Vưu tú tài.
Vài năm sau, lão gia họ Đại cũng qua đời, Vưu tú tài liền kế thừa sự nghiệp làm giấy. Ông làm giấy càng lâu càng tốt, nhưng khi ấy có rất ít người dùng giấy, 
vậy nên làm ra giấy mãi mà không bán được.

Vì thế, Vưu tú tài vô cùng phiền não, dần dần không màng cơm nước, nằm trên giường không dậy nổi. Ba ngày sau, Vưu tú tài qua đời mà không nhắm được mắt. Người trong nhà thương tiếc khóc ngất. Bạn bè gần xa biết tin này, cũng đến giúp đỡ sắp xếp tang sự.

Vợ của Vưu tú tài khóc lóc, nói với mọi người: “Gia cảnh chúng tôi nghèo túng, không có gì có thể chôn cùng. Thôi thì đem giấy đốt chôn cùng ông ấy vậy!”.
Thế là, mọi người phái một người đi tới đốt giấy trước linh cữu Vưu tú tài. Tới ngày thứ ba, Vưu tú tài đột nhiên ngồi dậy, miệng còn không ngừng nói: “Mau đốt giấy, mau đốt giấy”.

Mọi người tưởng Vưu tú tài là cương thi, ai nấy đều sợ hãi. Nhưng Vưu tú tài nói: “Đừng sợ, tôi sống lại rồi, là Diêm Vương cho tôi trở về”.
Mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ quái, liền hỏi nguyên do:
Vưu tú tài nói: “Là các người đốt giấy đã cứu tôi. Giấy sau khi đốt, tới âm tào Địa phủ liền biến thành tiền. Tôi dùng tiền này để mua thông qua Diêm Vương gia, Diêm Vương liền thả tôi trở về”.
Người trong nhà nghe thấy vậy, không khỏi vui mừng, bèn tiếp tục đốt không ít giấy.
Sự việc này sau đó truyền đi nhanh chóng khắp huyện thành, nhưng cũng có người không tin.

Có một lão viên ngoại có tiền có thế tìm đến Vưu tú tài, nói với ông: “Nhà của ta dùng tiền vàng chôn cùng, chẳng phải so với giấy giá trị hơn tiền sao?”.
Vưu tú tài nói: “Viên ngoại không biết, kim ngân này là người trần gian sử dụng, tuyệt đối không mang xuống địa ngục được. Không tin, viên ngoại có thể đào mộ của tổ tiên lên, chôn cùng kim ngân này, đảm bảo là không mảy may thay đổi”.
Viên ngoại nghe gật đầu nói phải. Thế là, bảo Vưu tú tài làm thật nhiều tiền giấy để mua. Vì thế, giấy Vưu tú tài làm ra còn không có đủ để bán.
Nhưng kỳ thực, có một bí mật ở đây mà không mấy người biết, chính là: Vưu tú tài cũng không thật sự chết đi sống lại, chỉ là vì mãi không bán được giấy, đã cùng vợ bàn bạc thực hiện một kế sách như vậy. Và sự việc trót lọt, cũng từ đó việc đốt giấy cho người chết đã trở thành một phong tục được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

Biết nhà dân bên cạnh đang thắp hương, đốt vàng mã, nhân viên cây xăng vẫn để phụ xe bồn mở van dẫn xăng vào bể chứa. Đám cháy dữ dội ở cửa hàng xăng dầu Ka Long, P.Ka Long, TP.Móng Cái bùng lên đã thiêu rụi chiếc xe chở hơn 22.500 lít xăng A92.

Bổn truyện y văn như sau:
TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Ông cho rằng: “Việc đốt vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.

Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.

Với tích truyện này, TS Nguyễn Mạnh Cường hy vọng bạn đọc sẽ có suy nghĩ đúng đắn về việc đốt vàng mã. Trước khi đốt vàng mã, mỗi người cần suy nghĩ thật kỹ xem tác dụng thực của việc “hoá vàng” đến đâu. Đã là tập tục thì khó bỏ, chỉ trừ có sự đồng thuận của mọi người trong xã hội.
Tổng Hợp

Chỉnh sửa bài viết

Đăng nhận xét

[blogger] [facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.