VLCĐ: Thiền Buông Thư có thể giúp ta giải tỏa sự căng thẳng của hệ thần kinh và của các bắp thịt, tránh được sự bực bội, cau có, tình trạng đánh mất chủ quyền của thân tâm, và cuối cùng là tật bệnh. Đôi khi chỉ cần buông thư mười phút cũng đủ để làm mới thân tâm. Vì vậy ta cần tự bảo vệ và nuôi dưỡng mình bằng sự thực tập buông thư mỗi ngày.
1./ HIỂU VỀ THIỀN BUÔNG THƯ:Trong tư thế nằm ngửa, hai tay buông xuôi, chân thả thẳng, trước hết ta theo dõi hơi thở và sự phồng lên, xẹp xuống của bụng. Rồi từ từ, ta chú ý chăm sóc, gửi năng lượng thương yêu, niềm biết ơn và nụ cười tới với từng bộ phận của cơ thể để buông thư, làm lắng dịu những căng thẳng và đau nhức của thân, tâm. Như máy tảo miên (scanner), với chánh niệm, ta buông thư từ tỉnh đầu, mắt, mũi, miệng, gương mặt, cổ, v.v... cho đến gót chân, không sót một bộ phận nào. Ta có thể ưu tiên dành nhiều thì giờ hơn cho những bộ phận mệt mỏi hoặc đau nhức. Mỗi năm nên thực tập nhịn ăn để thanh lọc cơ thể và bộ máy tiêu hóa, ít nhất là một lần, mỗi lần mười ngày. Trong thời gian này, mỗi ngày nên uống chừng ba lít nước lọc, tốt hơn là nước ấm. Ngày đầu có thể dùng thuốc xổ, và trong những ngày kế tiếp cũng có thể dùng thuốc xổ liều lượng rất nhẹ, chừng một thìa cà phê muối ma-gnê-si-um ngâm sẵn trong một ly nước lọc đầy từ tối hôm trước, uống vào buổi sáng khi thức dậy.
Thực tập như thế sẽ thanh lọc được cơ thể, đưa ra ngoài cơ thể các độc tố không những bám trong ruột non và ruột già mà còn chứa chất khắp nơi trong cơ thể. Vào ngày thứ ba của thời gian thanh lọc, độc tố rã ra từ thành ruột có thể thấm vào máu ít nhiều khiến cho cơ thể rã rời, và ta có cảm tưởng là ta yếu đi vì đang nhịn ăn. Kỳ thực không phải như vậy. Cơ thể ta có thể nhịn ăn nhiều tuần lễ trong kh
i ta vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Khi cảm thấy cơ thể rã rời như vậy, phương pháp hay nhất là uống thêm thật nhiều nước để độc tố có thể bài tiết ra bằng đường nước tiểu. Đồng thời nên tắm rửa kỳ cọ cơ thể mỗi ngày, vì độc tố cũng sẽ đi ra bằng lỗ chân lông. Độc tố cũng đi ra dưới hình thức hơi, vì vậy ta cần phải thực tập hô hấp sâu và dài để giúp hai lá phổi bài tiết thêm khí độc. Nếu thận, gan và tim yếu thì nên tham vấn bác sĩ trước khi thanh lọc cơ thể bởi vì trong thời gian thanh lọc thì tim, gan và thận phải làm việc rất nhiều. Thuốc giọt dùng để trợ tim, trợ gan và trợ thận rất bổ ích trong thời gian thanh lọc cơ thể. Trong mười ngày thực tập, những cấu uế chất chứa trong ruột có thể được tiết ra hàng kí lô; có những cặn bã đã nằm trong thành ruột lâu hơn sáu tháng hoặc một năm. Sau thời gian rửa ruột, nước da của ta sẽ sáng, thần sắc ta sẽ tươi tỉnh gấp bội, ta sẽ ngủ ngon lên rất nhiều và t
inh thần ta rất phấn chấn. Trong thời gian mười ngày, ta có thể vẫn tham dự vào thời khóa một cách đầy đủ; ta sẽ không hề yếu đi vì nhịn ăn. Nếu có thể thì nên cùng thanh lọc cơ thể với nhiều vị đồng tu để có thể nâng đỡ nhau. Khi bắt đầu ăn uống trở lại thì ngày đầu chỉ được ăn nước cháo, ngày thứ nhì ăn cháo. Ngày thứ ba ta đã có thể ăn cơm nhưng ăn ít thôi và nhai thật nhỏ cho đến khi cơm biến thành cháo mới nuốt. Ngày thứ tư ta có thể ăn uống bình thường. Nếu muốn biết rõ thêm, nên tham vấn những vị đã từng thực tập. Có nhiều phương pháp thanh lọc cơ thể, nên tìm hiểu và tham vấn kỹ lưỡng trước khi làm.
2./ THỰC HÀNH THIỀN BUÔNG THƯ:Thực tập thiền buông thư, tại nơi làm việc hay ở nhà mỗi ngày hay mỗi tuần, sẽ đem lại lợi ích cho bất cứ ai. Dù làm nghề gì, thế nào ở nơi làm việc ta cũng tìm được một chỗ để buông thư mười lăm phút, tại nhà cũng vậy. Sau kh
i thực tập có kết quả, ta có thể hướng dẫn một buổi thiền buông thư cho mọi người trong gia đình hay cho đồng nghiệp. Ta nên thực tập thiền buông thư tại nơi làm việc mỗi ngày.
Nếu bị bệnh, chúng ta không thể làm việc hiệu quả, có khi phải nghỉ việc. Cho nên dành mười lăm phút thiền buông thư sau mỗi ba, bốn giờ làm việc là việc rất thực tế, giúp giảm chi phí cho công ty. Bạn có thể tự mình hướng dẫn buổi thiền tập và sẽ cảm thấy rất thích thú. Khi bạn có thể làm cho mọi người thoải mái và hạnh phúc thì hạnh phúc của bạn còn lớn gấp bội phần.
Ta có thể sử dụng chỉ dẫn sau đây để hướng dẫn buông thư cho cả nhóm. Có thể thỉnh một tiếng chuông khi bắt đầu và chấm dứt buổi tập. Nếu thực tập một mình thì có thể nghe hướng dẫn từ cd.
Nằm ngửa thoải mái, hai cánh tay buông xuôi. Thư giãn toàn thân. Ý thức tới sàn nhà hay nệm giường dưới lưng và cảm nhận sự tiếp xúc giữa lưng với sàn nhà hay nệm. Để cho thân chìm xuống.
Bây giờ hãy chú ý đến hơi thở vào, ra. Theo dõi hơi thở và chú ý đến sự phồng, xẹp của bụng.
Vào... ra... phồng... xẹp... phồng... xẹp.
Thở vào... thở ra... Ta thấy toàn thân nhẹ... như một cánh bèo trôi trên mặt nước...
Không cần đi đâu... Không cần làm gì... Ta tự do như mây bay...
Thở vào, chú ý đến đôi mắt...
Thở ra, thư giãn đôi mắt... Để đôi mắt nghỉ ngơi... thở vào... buông thư những bắp thịt chung quanh mắt... Thở ra gửi tình thương yêu đến đôi mắt, cảm ơn đôi mắt, nhờ có mắt mà ta thấy được bao nhiêu màu sắc, bao nhiêu vẻ đẹp...
Thở vào, chú ý đến miệng...
Thở ra, thư giãn miệng... buông thư mọi căng thẳng nơi miệng... Môi là cánh hoa, hãy để hoa nở trên môi... Mỉm cười để cho hàng trăm bắp thịt trên mặt được thư giãn. Các bắp thịt trên má, trên hàm, trên cằm không còn căng nữa.
Thở vào, chú ý đến hai vai.
Thở ra, thư giãn hai vai. Để cho hai vai chìm xuống sàn nhà... trút bỏ tất cả căng thẳng tích tụ lâu ngày xuống đất... Hai vai từng nặng trĩu... Giờ đây để cho hai vai được buông thư.
Thở vào, chú ý đến hai cánh tay.
Thở ra, buông thư hai cánh tay... Để cho hai cánh tay chìm xuống sàn nhà... Buông thư cánh tay... khuỷu tay... cánh tay dưới... cổ tay... bàn tay... các ngón tay... Cử động nhẹ các ngón tay để thêm thư giãn.
Thở vào, chú ý đến trái tim.
Thở ra, thư giãn trái tim. Lâu nay, cách ta ăn uống, làm việc, lo lắng, căng thẳng đã vô tình ngược đãi trái tim ta... Trái tim ta làm việc suốt ngày đêm không nghỉ. Giờ đây, ta đang ôm ấp trái tim bằng tất cả sự dịu dàng, thương yêu, chăm sóc.
Thở vào, chú ý đến đôi chân.
Thở ra, thư giãn đôi chân. Buông thư hai đùi... hai đầu gối... hai bắp chân... mắt cá chân... hai bàn chân... các ngón chân... Cử động nhẹ các ngón chân để thêm thư giãn. Gửi tình thương và sự quan tâm đến tận các ngón chân...
Chú ý tới hơi thở... về sự phồng xẹp của bụng.
Theo dõi hơi thở... và chú ý đến tay, chân... Cử động nhẹ tay, chân.
Nhẹ nhàng ngồi dậy... và đứng dậy...
Thực tập như vậy trong năm phút hay lâu hơn, ngoài ra ta có thể thay đổi bài hướng dẫn trên đây cho thích hợp với hoàn cảnh. Bài thực tập này hướng sự chú ý đến từng bộ phận trong cơ thể, đầu, tóc, tai, cổ, buồng phổi, các cơ quan nội tạng (ví dụ hệ tiêu hóa) và bất cứ bộ phận nào cần chăm sóc, chữa trị. Ta ôm ấp từng bộ phận của cơ thể, gửi tình thương, lòng biết ơn và sự quan tâm chăm sóc theo từng hơi thở vào, ra.
Nghe Sư cô Chân Không hướng dẫn thiền buông thư:
Tải về mp3: Track 01, Track 02, Track 03, Track 04, Track 05, Track 06, Track 07, Track 08, Track 09, Track 10, Track 11, Track 12
Nguồn: Thư viện Thích Nhất Hạnh
Đăng nhận xét