Điện thờ Mẫu
Cũng chính vì tính hỗn dung tôn giáo ấy mà người Việt thể hiện sự bàng bạc trong niềm tin tôn giáo. Đa số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, tuy nhiên, phần đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáo nào. Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ miễn là việc làm ấy mang lại sự thanh thản về tinh thần cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt là tính dụng. Tôn giáo là để phục vụ nhu cầu cần thiết, trực tiếp của họ trong cuộc sống
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một loại hình tín ngưỡng đó là thờ Tam phủ, Tứ phủ
Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà Trời (hay Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay Mẫu Thoải). Tứ phủ gồm ba vị Mẫu trên cộng thêm Mẫu Địa phủ. Các Mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một xã hội nông nghiệp. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công và Hà Bá. Thần Mặt Trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng. Việc thờ trời ở Việt Nam có trước ở Trung Quốc. Tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tử phủ là một dạng của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Lên đồng: Cô đồng Tuyền Hà - Diệu Minh Châu
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Tới thế kỷ 17-18, khi Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần. Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần cải quản 3 cõi (phủ): Thiên Phủ có Mẫu Thượng Thiên thay thế Ngọc Hoàng. (Tại vùng Nam Định, Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Thượng Thiên; Ở vùng núi Tam Đảo - Vĩnh Phúc có Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu đứng đầu Thiên Phủ); Nhạc Phủ có Mẫu Thượng Ngàn thay thế cho Sơn Thần, Bạch Hổ; Thuỷ Phủ có Mẫu Thoải thay thế cho Long Vương; Tứ phủ gồm ba vị Mẫu trên cộng thêm Mẫu Địa phủ thay thế cho Diêm Vương. Do thờ chung trong một điện nên có chữ công đồng, hoặc tứ phủ công đồng (bốn phủ cùng nhau). Toạ ở ngôi cao nhất trên điện thần là bốn pho tượng Mẫu đều đội mũ hoa, nét mặt và dáng ngồi quyền quý, có sắc phục áo khác nhau, theo mầu sắc nguyên thuỷ của ngũ hành: Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ); Màu trắng (thoải phủ); Màu vàng (địa phủ).
Đăng nhận xét