tháng 8 2014

Thưa các bạn, chúng ta hãy phát lòng sám hối, vì sám hối là cam lồ, sám hối có thể rửa sạch ô uế quá khứ của tâm linh để trong quá trình đó sẽ đạt được tịnh hóa và tái sanh không ngừng nghỉ. Một người không sám hối, tính linh sẽ không thể tiến triển và tiến hóa, vì không sám hối nên tính linh tiếp tục bị ô nhiễm, trái tim tiếp tục vọng tưởng chấp trước. Không sám hối thì không nhìn nhận và tiêu trừ sai lầm quá khứ, vọng tưởng sai lầm mới sẽ tiếp tục tạo ra.

Tại sao phải hành sám hối? Tôi nhận thức rằng muốn nghĩ đến vãng sanh Tịnh Độ cần phải sám hối trước, phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sanh.
 
Tại sao không thoát ra khỏi tam giới? Vì từ vô số kiếp đến nay, không nhận thức được tội chướng vô lượng vô biên của mình. Những điều tội chướng này đến từ đâu? Nguyên nhân từ đời trước hoặc từ lâu đời đến nay cùng chúng sanh có sự ràng buộc và tranh chấp với nhau, có khi giữa hai người có sự quan tâm chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau mà tạo ra thiện duyên. Có khi giữa ta và đối phương có sự tranh chấp, tước đoạt, xâm phạm, tổn thương, lăng nhục v.v… mà tạo ra ác duyên. Nhân duyên nghiệp lực của chúng ta với người xung quanh ràng buộc càng thâm sâu, bất luận đó là thiện duyên hoặc bất thiện duyên, chúng ta với người đó sẽ dễ lâm vào thế luân hồi và kiếp sau gặp lại. Lúc bấy giờ nếu nghiệp duyên do tình cảm sinh ra, sẽ dùng hình thức tình cảm giải quyết, nghiệp duyên do vật chất hoặc sinh mạng gây ra, lần nầy sẽ dung hình thức tương đồng đáp trả.

Tôi nhận thức được, thực chất căn bản của lục đạo luân hồi đó là giữa chúng sanh với nhau, oan oan tương báo, trả nợ lẫn nhau, vô tận vô biên, không bao giờ chấm dứt, trong thời gian đó nếu không chấp nhận thọ báo, sẽ tạo thêm nghiệp mới, khiến cho việc thọ báo sau nầy lại trồng thêm nhân mới, tìm trăm phương ngàn kế, lấy của người làm của ta, kết quả là nếu số mạng có sẽ có, số mạng không có, trộm cũng không được. Nếu số mạng của chúng ta có bằng cách dung hình thức ăn trộm để đoạt được, sẽ tạo ra tội nghiệp thâm sâu.


 Bất cứ việc gì, bất cứ người nào, trong gia đình, ngoài gia đình, bề trên, cấp dưới, phàm làm khiến cho ta tổn hại, đều phải gánh chịu thọ báo. Gia quyến lục than, đều do tứ nhân tương tụ (tứ nhân là trả nợ, đòi nợ, trả ơn và báo oán) bất luận chúng ta thọ báo bao nhiêu oan ức, không những không được sân hận, ngược lại phải sám hối cho nghiệp chướng của chính ta, tội nghiệp của đời trước nay phải trả, nếu đem lòng sân hận, làm sao không tạo thêm nghiệp mới?


 Tất cả mọi nơi đều có oan gia trái chủ đến gây nạn (làm khó dễ) chúng ta phải phản tỉnh lại, tại sao họ không tìm người khác để gây phiền phức, đều do trong đời quá khứ, chúng ta có làm điều gì sai lỗi với họ, ta phải tu nhẫn nhục, làm nghịch tăng thượng duyên.


 Tôi còn nhận thức được, tu học Phật Pháp, y theo Tam Bảo lực gia trì và tâm lực sám hối, có thể khiến tội nghiệp chuyển nhẹ, hoặc tiêu diệt. Nếu bị phỉ bang hoặc làm ô nhục, chúng ta vui vẻ chấp nhận thì đều được diệt tội, gặp thiện tri thức tu đạo, tu thiện, khiến người này có thể chuyển tội nặng của hậu thế thành tội nhẹ của hiện thế. Niệm Phật là sám hối. Khi niệm Phật tinh tấn thường thấy bệnh nghiệp hiện tiền, đó là một hiện tượng chuyển nghiệp, đem tội nặng của quá khứ, biến thành tội báo nhẹ như hiện tại. Vì nguyện lực lớn hơn nghiệp lực, tôi nhận thức rằng, nếu chân thành sám hối, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, nhất tâm chuyên niệm Phật hiệu A Di Đà Phật, ta có thể nhờ nguyện lực của Phật A Di Đà và nguyện lực phát nguyện vãng sanh của ta, cho dù kiếp trước có phạm trọng tội, chỉ cần phát tâm niệm Phật vãng sanh, niệm niệm bất đoạn, kiếp này không tạo thêm ác nghiệp, nguyện lực hiện hành sẽ chống lại nghiệp lực của quá khứ, trong lúc lâm chung, nguyện lực niệm Phật cầu sanh, chiêu cảm được nguyện lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà, trong giây lát sẽ siêu thoát tam giới, thoát ly tất cả “nghiệp duyên” vãng sanh Tây Phương Thế Giới Cực Lạc, vĩnh viễn xa lìa cái khổ của luân hồi.


 Nhưng vì lúc trước tôi không có cái trí tuệ này, cũng không nhìn nhận rằng mình có nhiều nghiệp chướng như thế, càng không nhận thức đó là do chính mình tạo nên, không biết được những điều bất thuận lợi, đều do quả báo tội nghiệp của quá khứ, không biết được mình sở dĩ mình đến thế giới này là để tiếp nhận quả báo nên cứ hờn trách người khác xâm hại mình. Thật ra đều do tạo tác của mình không một việc gì liên can đến người khác. Vì tạo tác ra thiện ác nghiệp mới nảy sinh ra “số mệnh”, số mệnh ở đây chính là tổng kết của sự thọ báo. Nhưng số mệnh ở đây có thể thay đổi bởi sự tu hành và sám hối. Số mệnh không tốt có thể tu hành thành tốt, và còn có thể tu thành Phật. Người tạo ác nghiệp mà số mệnh lại không tốt, sẽ rất thê thảm. Luận nhân quả còn gọi là pháp nhân duyên, cần gặp duyên mới có kết quả, chỉ cần không tái tạo duyên, ác nhân của kiếp trước sẽ không có thể kết quả, cho nên đoạn ác tu thiện mới chính là sám hối.

 Lúc sắp lâm chung, nghiệp chướng hiện tiền, là do oan gia trái chủ tìm đến đòi nợ bức ép đưa vào tam ác đạo, lúc đấy nhất định phải niệm Phật cầu siêu, hồi hướng cho họ, sám hối tội nghiệp của mình. Vào lúc này những người thân cận nhất hoặc gia quyến cũng đến đòi nợ, phá hoại sự thanh tịnh niệm Phật của người lâm chung, vì vậy trước tiên phải hồi hướng cho họ, sám hối nghiệp chướng của chính mình, giúp cho con đường vãng sanh được thuận buồm xuôi gió. Nếu là người thân gia quyến đến báo ơn tự nhiên sẽ giúp mình thành tựu.


 Những nghiệp chướng của tôi thật sâu nặng, trong lòng cảm thấy rất áy náy bất an, tôi muốn nhận tội, thề không tái tạo, nếu không nghiệp lực thọ báo sẽ tiếp diễn không ngừng nghỉ.


 Kiếp trước, kiếp này và kiếp sau liên tục nghiệp cũ chưa trả dứt, lại không chấp nhận thọ báo, tạo thêm nghiệp mới, chồng chất liên tục. Bắt đầu từ hôm nay, tôi không oán giận ai, và tôi sẽ không còn kẻ thù nữa.


 Nghĩ đến những chúng sanh đã từng bị tôi tổn hại, chúng phải gánh chịu sự đau khổ và áp lực vô lượng kiếp, chính tôi đã tạo ra những “oán hận” đó như cái gông cùm xiềng xích vào sự đau khổ của họ không tháo gỡ được. Như lửa hận trong lòng, giam họ vào trong ngục lửa, khiến họ tự giày vò từng giây từng khắc, sự đau khổ của họ lớn như thế, cho thấy sự đòi nợ của họ là đương nhiên, tôi thông cảm họ một cách sâu sắc. Tâm tôi tự sám hối, tất cả họ phải chịu đựng những khổ nạn to lớn, tôi hoàn toàn phải vì họ làm việc sám hối, nhận thức ra tội nghiệp của mình, tìm cách bù đắp lại, độ thoát cho họ mãi cho đến khi thành Phật. Với tấm lòng chí thành, tôi hướng về họ thành tâm tạ lỗi. Tôi có lỗi quá nhiều đối với họ. Nghĩ đến đây, lòng tôi hổ thẹn đau xót vô cùng, tôi muốn khóc vì nước mắt không kiềm chế được, vậy hãy dùng nước mắt để rửa sạch trái tim ô uế của tôi, dùng giọt nước nhân từ tâm và đại bi tâm rưới lên đầu họ, tôi tin tưởng rằng loại nước nầy sẽ hóa thành cam lồ. Tôi muốn hướng về pháp giới để phát ra lời thệ nguyện: Tôi muốn đem tất cả công đức tu hành hồi hướng cho họ, cùng hồi hướng pháp giới hữu tình, đồng thành Phật đạo. Từ nay về sau thề không tái tạo ác nghiệp. Nay tôi phát nguyện cho họ lìa khổ được vui. Tôi muốn giới thiệu đến họ pháp môn đương sanh niệm Phật thành Phật, để họ sớm có ngày thành Phật. Nếu khi tôi được thành tựu, trước tiên tôi sẽ độ thoát cho họ đến được Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, cùng gặp Phật A Di Đà, và tôi cũng muốn độ tận pháp giới hữu tình sớm đến bờ giác, vĩnh viễn thoát khỏi cái khổ luân hồi.


 Tại đây, tôi cũng muốn hướng về những chúng sanh bị hại, nói một chút về đạo lý Phật Pháp, tranh thủ sớm ngày tháo được gông cùm, nhảy ra khỏi địa ngục tâm hỏa.


 Các bạn thân mến của tôi: hành vi phục thù, xác thực là do tôi gây nên, nhưng hành vi phục thù không thể xóa bỏ cái khổ thâm sâu trong tâm hỏa, chỉ có hóa giải “oán hận” mới đạt giải quyết được. Hiện tại trong chúng ta có một trái tim “vọng tâm” không có chủ thể bất biến, nó sinh ra rồi lại tiêu diệt như “mộng” như “huyễn”, như “bọt bong”, như “sương” cũng như “điện”! Lúc chúng ta không tìm ra trái tim thật chất, cho nên chúng ta cảm thấy bị lăng nhục, bị tổn thương, bị sát hại rồi nảy sinh ra oán hận, thì phải bám dựa vào đâu? Nếu như trái tim thật chất không tìm thấy thì sự “oán hận” trong “tâm” đó chỉ là hoa trong không, trăng trong nước hư ảo không thật? Cho nên tất cả oán hận toàn do trái tim hư ảo, trái tim “chấp trước” tạo ra. Nếu không nhìn thấu đó là trái tim hư ảo chấp trước, trái tim đó sẽ làm cho chúng ta chìm đắm trong luân hồi sinh tử, ái dục khổ hải.


 Thưa các bạn, chúng ta hãy phát lòng sám hối, vì sám hối là cam lồ, sám hối có thể rửa sạch ô uế quá khứ của tâm linh để trong quá trình đó sẽ đạt được tịnh hóa và tái sanh không ngừng nghỉ. Một người không sám hối, tính linh sẽ không thể tiến triển và tiến hóa, vì không sám hối nên tính linh tiếp tục bị ô nhiễm, trái tim tiếp tục vọng tưởng chấp trước. Không sám hối thì không nhìn nhận và tiêu trừ sai lầm quá khứ, vọng tưởng sai lầm mới sẽ tiếp tục tạo ra.

 Khi một người không tái phạm lỗi lầm lần thứ hai, chúng ta đã sám hối quá khứ. Chúng ta không những phải sám hối tội nghiệp đã biết, càng phải sám hối cho những tội nghiệp không biết, luôn luôn sám hối. Cổ đức nói: “Tội từ tâm khởi dùng tâm sám, nếu tâm diệt thời tội cũng không. Tâm vọng tội diệt cả hai đều không, đó chính là chân thật sám hối”. Một người biết sám hối là người được phước, lại càng được cứu. Sám hối chính là ánh hào quang của tâm linh, là vốn liếng lương thực trên con đường vãng sanh Tây Phương.


 Vì vậy khi có tâm sám hối, thề không tái tạo, tức là đã sám hối. Khi đã có căn bản này, phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, nhất định sẽ thành Phật. Phàm phu chúng ta có thể làm được nếu phàm phu không làm được, Phật đã không tuyên dương pháp môn này. Vì vậy, tôi đối với pháp môn Niệm Phật, không hoài nghi, không xen tạp, tranh thủ không gián đoạn, khi đã thành tựu hãy nhanh chóng tiếp cứu vô lượng vô biên chúng sanh, trong đó có cha mẹ vô lượng kiếp của chúng ta. Nghĩ đến họ đang quằn quại trong dầu sôi lửa bỏng, tim của ta thật sự tan nát, đặc biệt tưởng niệm đến tất cả họ còn đang chìm đắm trong khổ hải, vươn hai tay lên, hít thở một hơi thở, mới phát ra được tín hiệu cầu cứu. Còn rất nhiều vô lượng vô biên chúng sanh tất cả đều đang kêu cứu, nếu tôi không tinh tấn mau thành tựu đi cứu hộ, thì tôi là người ác, là một người có tội lớn, họ đang mong đợi và kỳ vọng tôi, cho dù lửa ngập tam thiên cũng phải vượt qua, cũng phải đem pháp môn Niệm Phật thành Phật này, giới thiệu cho họ để họ được chóng thành Phật.


 Tôi thật căm giận chính mình, một niệm vô minh, bản tính lạc hướng, vọng tâm tạo nghiệp cho chúng sanh và cho chính mình đau khổ vô lượng kiếp. Hoàn toàn không hiểu hại người tức là hại ta, tổn người tức tổn mình. Cũng quên đi tất cả vì mọi người, tức là vì chính mình. Chỉ có làm lợi cho người khác, mà không làm lợi cho chính mình mới chính là Phật, và ai làm được sẽ là Phật, không phải chỉ làm trên hình thức, là thật tâm hiển hiện. Tôi muốn dùng trái tim chân thật, tâm bình đẳng, tâm từ bi, đối xử với mọi người, đây mới là thật sự sám hối. Tôi cùng chúng sanh đồng một bản tánh, sao lại vì một niệm vô minh mà tổn hại chúng sanh? Thật sự mê hoặc điên đảo, tại sao phải vác viên gạch tự đập lên chân mình? Giống như cổ nhân đã nói: “Bổn thị đồng căn sanh, tương chiên sao quá gắp?” Đau thay, đau thay! (ý nói cùng sinh trong một rễ, tại sao phải tương tàn lẫn nhau gấp rút như vậy?).


PHÁP NGỮ CỦA TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ

 Chúng ta đời đời kiếp kiếp học phật tu hành không được thành tựu, không có biện pháp thoát khỏi luân hồi, là vì có oan gia trái chủ đến gây phiền phức, làm ma chướng. Người không học phật, không biết hóa giải oán thù, vì vậy oan oan tương báo khổ không kham nổi. Người học phật, đối với tất cả chúng sanh bất luận họ đến đòi nợ hoặc trả nợ đều khuyên họ niệm Phật, như vậy có thể chuyển tất cả thiện ác, oán thành pháp duyên, nhân tình thế gian cũng có thể chuyển thành pháp quyến thuộc tu hành mới được thành tựu.

 Mọi người đều có nghiệp chướng, nếu không có nghiệp chướng sẽ không phải sanh đến thế gian này. Làm sao để tiêu trừ nghiệp chướng? Cổ đức khai thị rằng phương pháp tốt nhất là niệm A Di Đà Phật.

 Để giúp các vị cư sĩ trong quá trình tu hành không bị chướng ngại, như lý như pháp, tiêu trừ nghiệp lực, cùng hội một thuyền, thuận qua bờ giác, dưới đây, tôi xin giới thiệu phương pháp tiêu trừ nghiệp lực của Trịnh Hạ Tường sư phụ như sau:


LỜI DẠY CÁCH GIẢI TRỪ OÁN THÙ CỦA OAN GIA TRÁI CHỦ

  1. 1. Đầu Tiên Khuyên Dạy Cách Giải Trừ Oán Thù.

Tôi tên (xxxxx), Những oan gia trái chủ trên mình tôi (tức nghiệp lực, của một bộ phận nào trên thân thể) xin quý vị hãy nghe rõ, từ vô thủy kiếp đến nay, vì tôi bị mê hoặc trong thế giới Ta Bà, trong nhiều kiếp luân hồi, trong lúc vô ý đã làm tổn hại đến quý vị, khiến cho quý vị phải thọ vô lượng tội nghiệp trong lục đạo luân hồi, hứng chịu biết bao đau khổ, tăng thêm biết bao phiền não, tôi thường cảm thấy tội chướng sâu nặng hối hận vô cùng. Tất cả đều do tôi mê hoặc vô tri tạo nên, đời này nhờ nguyện lực từ bi gia hộ của Phật tôi được kết pháp duyên với Phật, tôi không quên quý vị, thành khẩn hy vọng quý vị cùng nhau học phật, niệm Phật tu hành, tranh thủ sớm ngày tu hành chánh quả. Đồng thời hy vọng quý vị tha thứ cho tôi, đừng trả thù tôi, nếu quý vị nhất định muốn báo thù tôi, tôi cũng không có cách nào lẩn tránh, vì nhân đó là do tôi tạo ra, nên cũng phải chấp nhận quả báo, nhưng nếu như vậy đối với quý vị cũng không có lợi ích gì, chỉ khiến quý vị cảm thấy khoái lạc nhất thời, nhưng đến cùng quý vị không giải quyết được vấn đề căn bản, vì quý vị không những không tránh được sanh tử, cùng thoát ra khỏi lục đạo luân hồi. Tôi nhận thấy cách này vừa tổn người lại không lợi ích gì cho chính mình, đối với hai bên chúng ta đều không tốt lành, vì vậy tôi thành khẩn hy vọng quý vị cùng tôi học Phật, niệm Phật hiệu A Di Đà Phật, xin ghi nhớ chỉ cần quý vị thâu lại thân tâm niệm Thánh Hiệu A Di Đà Phật, một niệm tương ứng hoành siêu tam giới, siêu thoát tam giới tức được đắc đạo, chỉ cần tinh tấn tu hành sẽ được thành Phật. Chỉ cần thâu lại thân tâm niệm Thánh Hiệu A Di Đà Phật, một niệm tương ứng phước thọ tăng trưởng, tiêu tai diệt chướng, chỉ cần thâu lại thân tâm niệm Thánh Hiệu A Di Đà Phật, một niệm tương ứng, tu gì được nấy. Nhưng chúng tôi hy vọng quý vị đừng tu nhân thiên quả báo, cố gắng tu tập, phát tâm Bồ Đề, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật thánh hiệu, chỉ cần tu hành đúng pháp, tất nhiên đắc đạo tu hành chánh quả.


  1. 2. Quy Y Tam Bảo Cho Oan Gia Trái Chủ

Tôi tên (xxxxx), oan gia trái chủ trên thân tôi (tức nghiệp lực) quý vị hãy nghe rõ, quý vị không nghe Tam Bảo không hiểu Quy Y, cho nên thọ khổ luân hồi. Nay tôi truyền thọ Quy Y Tam Bảo, quý vị phải lắng nghe, tôi niệm một lần, quý vị hãy theo tôi niệm một lần (phải niệm ba lần)

Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng.
Quy Y Phật, Lưỡng Túc Tôn,
Quy Y Pháp, Ly Dục Tôn
Quy Y Tăng, Chúng Trung Tôn.
Quy Y Phật, Không Đọa Địa Ngục,
Quy Y Pháp, Không Đọa Ngạ Quỷ,
Quy Y Tăng, Không Đọa Súc Sanh
(niệm ba lần)

 Lễ Quy Y viên mãn, bây giờ tôi vì quý vị niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật hai ngàn tiếng. Xin mời quý vị thâu lại thân tâm cùng tôi chuyên tâm trì niệm thánh hiệu A Di Đà Phật.

 (niệm Phật 4 chữ hoặc 6 chữ tùy ý)

  1. 3. Niệm Xong Thánh Hiệu, Vì Oan Gia Trái Chủ, Tụng Tâm Kinh Một Lần.
  2.  

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

 Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

 Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

 Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí, diệc vô đắc.

 Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

 Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

 Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

 Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha (3 lần)


  1. 4. Tụng Xong Tâm Kinh, vì oan gia trái chủ, tụng Chú Vãng Sanh 21 lần.
Chú Vãng Sanh
Nam mô a di đa bà dạ
Đa tha dà đa dạ
Đa địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa, tất đam bà tỳ
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
 
Kệ Hồi Hướng
 
Nguyện đêm công đức này,
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ,
Trên đền bốn ơn nặng,
Dưới cứu khổ tam đồ,
Nếu có ai thấy nghe,
Đều phát tâm Bồ Đề,
Hết một báo thân này,
Đồng sanh cõi Cực Lạc

  1. 5. Lời Kết Thúc:

Tất cả oan gia trái chủ trên thân tôi, lúc nãy tôi vừa quy y Tam Bảo cho quý vị, tụng niệm Phật hiệu A Di Đà Phật hai ngàn tiếng, tụng Tâm Kinh một lần, tụng chú vãng sanh 21 lần. Những pháp ngữ này đều tặng cho quý vị, hy vọng quý vị đừng làm chướng ngại cho tôi, mau rời khỏi thân tôi, tìm một chỗ tốt lành mà tu hành, phá mê khai ngộ, minh tâm kiến tánh, lìa khổ được vui, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Nam Mô A Di Đà Phật (ba lần)

Chú Giải:

  1. Nhất tâm chuyên niệm vạn đức hồng danh A Di Đà Phật, có thể tiêu tai chướng, phá mê khai ngộ, thuận đạt bờ giác.
  2. Khi nghiệp lực hiện tiền, tu hành tinh tấn, nhức đầu, đau chân hoặc các bộ phận khác trên thân thể không khỏe, có thể dùng phương pháp này.
  3. Trong lúc tu hành gặp chướng ngại, dùng phương pháp này, đừng dùng những văn hồi hướng khác, nên tụng chú vãng sanh siêu độ cho họ vãng sanh, tức là hồi hướng cho họ rồi, phương pháp này linh nghiệm, xin quý vị đồng tu chứng nghiệm.

Lời Khuyến Khích

 Thuyết pháp giảng kinh, viết sách về giáo lý nhà Phật cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ, bỏ ác hành thiện. Được như thế thì công đức vô lượng.

 Nếu không có điều kiện làm những việc ấy, thì thỉnh một số kinh sách rồi chịu khó đem đến từng nhà mượn đọc, và nên khuyên họ đọc xong photo ra them nhiều bản truyền cho người khác xem hoặc đọc cho những người lớn tuổi nghe, nhất là người không biết chữ. Được như thế công đức vô lượng, vô biên. Đó gọi là pháp thí, giống như ngọn đèn mồi qua trăm ngọn đèn khác đều sang.

 Chính đức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí thì chỉ có pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng”.

 Vì thế, chúng tôi tha thiết mong cầu các hang đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia, chúng ta cố gắng đóng góp kẻ công, người của ấn tống kinh sách truyền bá giáo lý để duy trì mạng mạch Phật pháp làm lợi ích an lạc cho chúng sanh

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát
 
Mười Công Đức Của Việc Ấn Tống Kinh

1. Đã lỡ phạm tội, nếu tội nhẹ thì liền được tiêu tan, nếu tội nặng thì được chuyển thành nhẹ.
2. Thường được thiện thần ủng hộ, tránh khỏi tất cả ôn dịch, đao binh, giặc cướp, tù tội, lửa cháy, nước trôi v.v…
3. Nhờ chánh pháp mà những kẻ oán thù với mình trong kiếp trước được giải thoát nên tránh được sự khổ sở về tội báo thù.
4. Ác Quỷ Dạ xoa không thể xâm phạm, cọp đói, rắn độc không hại được.
5. Tâm được yên ổn, ngày không có sự nguy hiểm, đêm không có ác mộng, nhan sắc sáng sủa tươi tắn, khí lực dồi dào, việc làm tốt, lợi.
6. Hết lòng phụng sự chánh pháp, tuy không mong cầu nhưng cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận phước thọ miên trường.
7. Lời nói và việc làm, trời, người đều hoan hỷ; đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến.
8. Nếu ngu si thì chuyển thành trí huệ, bệnh tật chuyển thành lành mạnh, nguy hiểm chuyển thành yên ổn, nếu là đàn bà sau khi chết sẽ chuyển thành đàn ông.
9. Xa lìa các đường dữ ( địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ), được sanh vào các cõi thiện ( người, trời ) tướng mạo đoan chánh, thông minh, xuất chúng phước lộc hơn người.
10. Đủ năng lực để gây căn lành cho chúng sanh, lấy tâm chúng sanh làm ruộng phước và sẽ thâu hoạch được nhiều quả tốt. Sanh vào chỗ nào cũng được thấy Phật, nghe pháp; ba thứ trí huệ ( văn, tư, tu ) mở rộng, chứng được sáu thần thông ( thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc và lậu tận thông) . Ấn tống Kinh, Tượng được nhiều công đức thù thắng như thế. Cho nên, gặp khi chúc thọ, cầu an, sám hối, cầu siêu, nên hoan hỷ cố gắng ấn tống.


Người gửi bài: Thiện Thông

VLCĐ: Việt Nam là một trong những nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông có đạo Phật du nhập vào rất sớm. Do vậy kiến trúc Chùa thất mang đậm dấu ấn qua từng thời kỳ và văn hóa Phật giáo trong vùng. Cho đến ngày hôm nay, những công trình kiến trúc ấy đã minh chứng cho vẻ đẹp Văn hóa tâm linh cũng như vẻ đẹp qua những cảnh Chùa tại việt Nam. Chúng tôi sẽ sưu tập và lần lượt giới thiệu đến quý vị.


Clip Vdeo Những ngôi chùa đẹp:

Phần 1: Những ngôi chùa tại Miền Bắc:




Chùa Hương Lãng - Hưng Yên




1. Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư.

Chùa gồm có hai khu lớn là khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới, mỗi khu là một quần thể kiến trúc gồm nhiều chùa khác nhau. Nằm trong khu chùa cổ còn có các điểm di tích lịch sử như Hang Sáng, Hang Tối, đền thờ Thánh Nguyễn, đền thờ thần Cao Sơn, Giếng Ngọc.

Cho đến thời điểm này, chùa Bái Đính có quy mô, diện tích lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Sưu tầm

Khu chùa Bái Đính mới được xây dựng với nhiều hạng mục công trình đồ sộ như điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông, Tượng phật Di Lặc, các vật liệu xây dựng nên chùa Bái Đính hầu như được lấy từ vật liệu địa phương như đá xanh, gỗ tứ thiết ..v…v. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Lễ hội chùa Bái Đính thường được tổ chức từ chiều mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3. Lễ hội gồm 2 phần chính với nhiều hoạt động tâm linh trang trọng. Đây cũng là thời gian diễn thích hợp cho hành trình tâm linh của cá nhân hay các tổ chức.

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc. Ảnh: vietnamnet.vn

2. Chùa Côn Sơn - Hải Dương

Dân gian có câu:

“Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm

Nếu ai chưa đến, Thiền Tâm chưa thành”

Chùa Côn Sơn, hay còn gọi là chùa Hun, nằm dưới chân núi Côn Sơn - Hải Dương có tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành.
Chùa Côn Sơn có kiến trúc cung đình, phía trước chùa là hồ bán nguyệt, với cổng tam quan. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm tuổi xen lẫn những tán vải thiều xum xuê. Chùa được trang trí bằng những hình chạm khắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cùng những giá trị tôn giáo đặc sắc. Những nét điêu khắc, chạm khắc của chùa Côn Sơn tuân thủ theo mô típ tứ linh quần hùng là long - ly - quy - phụng và tứ quý gồm các loại cây quý tùng, cúc, trúc, mai. Ngoài tứ linh, các bức trạm trổ trên mái chùa xuất hiện cả những con cua, cá, hươu, nai… trong đó các con vật đều quay đầu trong phật điện thể hiện ý nghĩa bình đẳng của Phật Pháp, con người và chúng sinh đều có thể được Đức Phật giáo hóa và trở thành người tốt.

Hằng năm chùa Côn Sơn có hai mùa lễ hội. Lễ hội mùa xuân diễn ra từ ngày 16-23 tháng Giêng m lịch, lễ hội mùa thu diễn ra từ ngày 16-20 tháng 8 âm lịch. Trong đó có nhiều hoạt động như Lễ khai hội, lễ Diễn xướng hầu Thánh, Lễ hội quân trên sông Lục đầu, lễ cầu siêu và hội hoa đăng, cùng các trò chơi dân tộc như bơi, đấu vật.


Một góc chùa Trấn Quốc - Hà Nội. Ảnh: Sưu tầm

3. Chùa Trấn Quốc – Hà Nội

Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội khi có lịch sử lên đến 1500 năm. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm về phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và cả sự nên thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang đầy thơ tình. Chính vì thế, không quá khó hiểu khi Trấn Quốc lại được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

Chùa Trấn Quốc có kiến trúc như một bông sen đang nở rộ, làm người ta liên tưởng đến đài sen của Phật tổ. Trước mặt tiền chính là khoảng sân lớn được lát gạch đỏ, có lư hương lớn ở giữa để du khách và Phật tử đến dâng hương. Bên trong chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng Phật lẫn Bồ tát có giá trị nghệ thuật lớn, trong đó điểm nhấn lớn nhất phải kể đến bức tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng.


Lễ hội chùa Hương thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Ảnh: tuoitrethudo.com.vn

4. Chùa Hương – Hà Nội

Chùa Hương nằm ở Mỹ Đức cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65 km. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan thế âm Bồ tát ứng hiện tu hành. Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình… lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt người về đây du xuân vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc.

Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội đầu năm lớn nhất của thủ đô Hà Nội cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của Việt Nam. Lễ hội chính thức diễn ra từ rằm tháng giêng đến hết 18 tháng 2 âm lịch với rất nhiều hoạt động vui chơi vô cùng hấp dẫn.

Có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp vô cùng hấp dẫn ở quần thể thắng cảnh chùa Hương như động Hương Tích, đền Trình và chùa Thiên Trù. Du khách có thể tham quan hết các điểm du lịch nổi tiếng này trong ngày.

Chùa Một Cột có kiến trúc như một tòa sen. Ảnh: baodulich.net.vn

5. Chùa Một Cột - Hà Nội

Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Gần Bảo tàng Hồ Chí Minh. Chùa Một Cột hay Chùa Mật còn có tên khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài sở hữu cấu trúc kiến trúc độc đáo với một cấu trúc hình vuông nằm trên một cột đá. Chùa nổi trên mặt hồ là nhờ vào một hệ thống những thanh gỗ tạo thành cấu trúc rắn chắc hỗ trợ. Bên trong tòa sen là ngôi đền màu tím với hình ảnh chim thần ở mái nhà. Có một bức tượng mạ vàng của Đức Phật Quán Thế Âm bên trong.

Chùa Một Cột hiện nay chỉ là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu ngày xưa. Mặc dù quy mô của chùa là không lớn nhưng nơi đây mang một vẻ đẹp độc đáo, đứng vững qua thời gian thử thách. Chùa là một biểu tượng của sự trường thọ và trí tuệ nhận thức. Không giống như bất kỳ ngôi tháp Phật giáo, chùa Một Cột mang triết lý nhân văn sâu sắc với các hình vuông bên ngoài đại diện cho âm, và các cột hình tròn đại diện cho dương. Vẻ đẹp của nó không chỉ uy nghi cổ kính mà còn ẩn chứa phong thái thanh lịch và nhẹ nhàng của cõi Phật.


Ngày khai hội chùa Ba Vàng thường vào mùng 8/1 Âm lịch. Ảnh: giacngo.vn

6. Chùa Ba Vàng - Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng tọa lạc ở núi Ba Vàng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở độ cao 340m, với địa thế đẹp hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, phía trước là sông, phía sau là núi hai bên là rừng thông, chùa Ba Vàng đã trở thành một mỹ cảnh làm say lòng biết bao du khách.

Mang vẻ đẹp đặc trưng của những ngôi chùa Bắc Bộ, chùa Ba Vàng được chia thành 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung với các ban thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông. Không những thế chùa Ba Vàng nổi tiếng với chính điện lớn nhất Việt Nam.

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch chùa Ba Vàng là vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là ngày diễn ra khai hội vô cùng đông vui và nhiều hoạt động hấp dẫn. Thời điểm lý tưởng khác để bạn khám phá chùa Ba Vàng Quảng Ninh là vào ngày 9 tháng 9 âm lịch. Đây là thời điểm diễn ra Lễ hội hoa cúc hay còn được gọi là tết Trùng Dương của người Việt xưa kia

Chùa Thiên Mụ nổi danh cố đô Huế. Ảnh: chuanoitieng.com

7. Chùa Thiên Mụ - Thừa Thiên - Huế

Chùa Thiên Mụ (hay chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi đến Huế. Chùa được khởi lập từ năm 1601 và được trùng tu lại vào năm 1714. Đây là ngôi chùa được mệnh danh “linh thiêng bậc nhất xứ Kinh Kỳ”.

Chùa có nhiều công trình kiến trúc quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,… Bên cạnh đó, chiếc chuông nặng gần hai tấn có tên Đại Hồng Chung cũng là một dấu ấn rất riêng của chùa Thiên Mụ. Đến với chùa Thiên Mụ, bạn có thể thưởng lãm cả cảnh quan phong cảnh và kiến trúc truyền thống điển hình của cung đình Huế. Đứng trên khuôn viên ngôi chùa, du khách sẽ có thể chiêm ngưỡng đường cong quyến rũ của sông Hương uốn lượn ngày đêm không mệt mỏi. Được bao phủ xung quanh bởi những cây thông, cây cảnh và hồ san hô tinh tế, chùa Thiên Mụ mang đến cảm giác yên bình khó tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.


Chùa Linh Ứng có bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: taidanang.com

8. Chùa Linh Ứng - Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng tọa lạc tại Bãi Bụt Bán Đảo Sơn Trà (thuộc quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cách trung tâm thành phố 10km về hướng Đông Bắc. Ngôi chùa này nằm ở lưng chừng núi Sơn Trà, mang hình con rùa. Nằm ở độ cao 693m so với mặt nước biển, đứng tại đây bạn sẽ dễ dàng ngắm nhìn vẻ đẹp của biển trời trong xanh và tận hưởng không khí tươi mát của gió biển. Linh Ứng Tự là một quần thể với nhiều hạng mục bao gồm: nhà tổ, tăng đường và thư viện, chánh điện, giảng đường…

Bạn sẽ không khỏi choáng ngợp khi được chứng kiến tận mắt bức tượng Phật Quan Thế Âm cao tới 67m, đường kính tòa sen là 35m) hiện đang là bức tượng cao nhất Việt Nam. Chính giữa chùa là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mô Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, 4 vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện.


Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất khu vực miền Tây. Ảnh: ezbook.vn

9. Chùa Bà Thiên Hậu - Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu hay chùa Bà Bình Dương là ngôi chùa cổ nằm ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu này được tái tạo lại và biết đến rộng rãi vào năm 1923 bởi một nhóm người Việt gốc Hoa. Nếu bạn đang muốn tìm một ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng Trung Hoa với phong cách kiến trúc Á Đông thuần khiết thì chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hàng đầu. Chùa được xây dựng theo lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào và hai bên hông có thêm hai hành lang. Kết cấu và trang trí mái ngói lẫn tường đều mang đậm lối kiến trúc của người Hoa. Ở giữa chính điện là tượng bà Thiên Hậu đặt ở chính giữa. Xung quanh ánh sáng vàng – đỏ là chủ đạo cùng với bức gỗ màu đen, ánh nến lung linh càng huyễn hoặc người nhìn.

Nơi đây thường thu hút rất đông người đến lễ chùa, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc lễ hội chùa Bà vào ngày rằm tháng Giêng.


Miếu Bà Chùa Xứ lung linh vào buổi đêm. Ảnh: baomoi.com

10. Miếu Bà Chúa Xứ - An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa được xây dựng cách đây hơn 200 năm sau khi bức tượng Bà được người dân phát hiện và vận chuyển xuống. Khác với ngôi miếu được lợp đơn sơ bằng lá tre ban đầu, ngôi miếu hiện tại đã trở nên khang trang và quy mô hơn sau nhiều lần tu sửa. Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ dang tay đỡ những đầu kèo.

Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm. Bởi đây chính là một địa điểm tâm linh, đồng thời cũng là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ( 24 - 27.4 âm lịch). Đây cũng là điểm đến nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với gần 2 triệu lượt khách tham quan mỗi năm.


Chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Sưu tầm
11. Chùa Vĩnh Nghiêm - TP.HCM

Tọa lạc tại quận 3, TP.HCM, chùa Vĩnh Nghiêm được khởi xây từ năm 1964 với diện tích khoảng 6.000 m2. Với sự pha trộn hài hòa giữa lối kiến trúc cổ điển của những ngôi chùa cổ miền Bắc và vật liệu, kỹ thuật hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX.

Tam quan chùa là một công trình khá đồ sộ, kiến trúc theo kiểu truyền thống với các tầng mái ngói đỏ có đầu đao uốn cong. Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quan Thế m, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40m, được xây cùng lúc với chùa. Ngoài ra, chùa Vĩnh Nghiêm còn có rất nhiều bức tượng Phật bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo.

Những ngôi chùa trên không chỉ là những công trình kiến trúc mang nhiều giá trị mà còn là điểm đến tâm linh của bất kỳ ai muốn tìm được không gian thanh tịnh, bình yên.


VLCĐ: Tọa lạc tại đường Chùa Chuông, Phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 dưới thời nhà Lê và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên chùa Chuông hoàn chỉnh như ngày nay. Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự. Năm 1992, Chùa Chuông đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật. Với lịch sử lâu đời cùng hệ thống các pho tượng cổ, độc đáo bậc nhất Việt Nam, chùa Chuông (Hưng Yên) được mệnh danh là "đệ nhất Phố Hiến danh lam".


Với hàng trăm năm tuổi theo chiều dài lịch sử, chùa Chuông cùng các danh thắng khác trong quần thể di tích Phố Hiến là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách đến Hưng Yên. Trong cuốn "Hưng Yên tỉnh nhất thống chí" của Trịnh Như Tấu có ghi: "Chùa Chuông - Phố Hiến đẹp nhất danh lam" có nghĩa: chỉ Chùa Chuông ở Phố Hiến là đẹp nhất.

Nghe tên chùa, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngôi chùa có nhiều chuông, nhưng thực tế cũng như bao ngôi chùa khác, ở đây chỉ có một chiếc chuông cao chừng hơn một mét, được đặt trên gác chuông kết với nhà thượng điện.

Tương truyền vào năm đại hồng thủy, một quả chuông vàng không biết từ đâu đã trôi dạt vào bãi bồi sông Cái (tên gọi  khác của sông Hồng) thuộc thôn Nhân Dục. Dân các nơi đua nhau đến kéo chuông về thờ nhưng chỉ có dân làng Nhân Dục mới làm được.

Cho là trời phật ban quả chuông thần, nhân dân trong làng đã cùng góp công, góp của xây dựng một ngôi chùa để đưa chuông vào thờ. Mỗi lần đánh tiếng chuông vang rất xa. Chính vì vậy chùa còn có tên khác là Kim Chung Tự, tức chùa Chuông vàng. Trong đôi câu đối phía sau tam quan chùa có ghi: “Kim chung Phật tích thiên niên ký. Thạch bích linh truyền vạn cổ hương”, nghĩa là “Dấu Phật chuông vàng ngàn năm ghi lại. Đá xanh linh ứng muôn thuở tỏa hương”

Qua cổng tam quan của chùa, du khách sẽ bước qua chiếc cầu đá, được xếp bằng những phiến đá xanh to, dài 3m, rộng 2m, dày 0,5m được khởi dựng vào năm 1702, bắc qua hồ sen.

Khoảng sân rộng phía trước được lát hoàn toàn  bằng gạch Bát Tràng. Chính giữa là con đường đá xanh dẫn vào khu tiền đường. Theo quan niệm của nhà Phật, đây chính là con đường Nhất chính đạo, con đường chính, duy nhất đưa con người thoát khỏi bể khổ ở đời.

Đặc sắc nhất trong ngôi chùa cổ này chính là hệ thống các pho tượng Phật được chế tác rất tinh xảo đất sét. Từ những mảng đất sét vô tri vô giác, qua bàn tay nhào nặn tinh xảo của những nghệ nhân đất Việt đã biến thành những tư thế, dáng vẻ của hàng chục pho tượng Phật nơi đây.

Trong đó có bộ tượng Thập bát La Hán (18 vị La Hán) với những tư thế ngồi rất sinh động, đời thường. Những pho tượng này không chỉ đặc sắc ở những nét tạo tác của các nghệ nhân mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện ra từng khuôn mặt. Bộ “Thập bát La Hán” bằng đất sét mộc ở đây cũng là một trong những bộ tượng đẹp nhất Việt Nam.


Các pho tượng các vị Bát bộ kim cương trong chùa Chuông rất uy nghi

Những bức phù điêu gỗ Thập điện Diêm Vương hay hai cung động được đắp bằng đất sét diễn tả cảnh Đường Tăng đi lấy kinh, cảnh địa ngục trần gian ở hai bên hành lang khuyên răn mỗi con người phải biết tu nhân, tích đức nhiều hơn.












VLCĐ: Chùa Nôm Tỉnh Hưng Yên có tên tự là "Linh thông cổ tự". Xưa kia chùa Nôm nằm giữa một rừng thông cổ thụ, trên có một cái am nhỏ. Chùa Nôm được xây dựng từ bao giờ không ai còn nhớ. Hiện nay chùa còn bảo tồn được hai tấm bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu vô cùng quý báu.

Thời Hậu Lê, đời Chính Hoà, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa này. Hiện nay có quy mô diện tích lên tới 15 ha.Tiếp theo vào các năm Nhâm Thân (1692), Giáp Tuất (1694), Đinh Sửu (1697), Mậu Dần (1698), Kỷ Mão (1699) tiếp tục tu sửa lại tiền đường, Hậu cung và hành lang. Năm Chính Hoà thứ 21 (1700) chùa được sửa lại các cột trụ, tạo thêm tượng, mở rộng sân chùa. Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) chùa xây thêm gác chuông và mở rộng hai dãy hàng lang.

Thời nhà Nguyễn, đời vua Thành Thái năm thứ 11 (1899) chùa Nôm lại được trùng tu thêm một lần nữa. 100 năm sau lần trùng tu này, qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử cũng như sự phá huỷ của thiên nhiên bão tố, Chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.Tháng 9/1998, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm đại đức Thích Đồng Huệ về trụ trì tại chùa. Từ đó đến nay, đại đức đã cùng Chính quyền, đoàn thể và nhân dân xây dựng lại ngôi chùa ngày càng khang trang, phù hợp với cảnh quan và quần thể di tích tại ngôi làng cổ. 

Ngày ngày các cụ cao tuổi vẫn cắt phiên nhau đến làm những công việc nhà chùa.Quần thể di tích làng Nôm cổ kính có những ngôi nhà cổ, có chợ Nôm, Cầu Nôm, đình Tam Giang và đặc biệt là Chùa Nôm – nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ. Đây chính là một quần thể di tích lịch sử văn hoá có các yếu tố cơ bản tạo thành một làng quê tiêu biểu của Việt Nam.

Ngày 12/2/1994, Bộ Văn hoá thông tin đã cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hoá cho quần thể di tích này.Để tôn vinh vẻ đẹp của quần thể di tích này, vừa tạo nơi cho người dân thư giãn vãn cảnh phật, nhà chùa đang thực hiện dự án mở rộng tôn tạo khu vực vườn chùa.

Xin giới thiệu một số hình ảnh về chùa Nôm:















Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.