Clip Vdeo Những ngôi chùa đẹp:
Phần 1: Những ngôi chùa tại Miền Bắc:
Chùa Hương Lãng - Hưng Yên
1. Chùa Bái Đính – Ninh Bình
Chùa
Bái Đính nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách cố đô Hoa Lư
5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Ninh Bình 12km. Chùa nằm trên sườn núi,
giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa
Lư.
Chùa
gồm có hai khu lớn là khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới, mỗi khu là
một quần thể kiến trúc gồm nhiều chùa khác nhau. Nằm trong khu chùa cổ còn có
các điểm di tích lịch sử như Hang Sáng, Hang Tối, đền thờ Thánh Nguyễn, đền thờ
thần Cao Sơn, Giếng Ngọc.
Cho
đến thời điểm này, chùa Bái Đính có quy mô, diện tích lớn nhất Việt Nam. Ảnh:
Sưu tầm
Khu
chùa Bái Đính mới được xây dựng với nhiều hạng mục công trình đồ sộ như điện
Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông, Tượng phật Di Lặc,
các vật liệu xây dựng nên chùa Bái Đính hầu như được lấy từ vật liệu địa phương
như đá xanh, gỗ tứ thiết ..v…v. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn
vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc. Ảnh: vietnamnet.vn
2. Chùa Côn Sơn - Hải Dương
Dân
gian có câu:
“Côn
Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm
Nếu
ai chưa đến, Thiền Tâm chưa thành”
Chùa
Côn Sơn, hay còn gọi là chùa Hun, nằm dưới chân núi Côn Sơn - Hải Dương có tên
chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành.
Chùa Côn Sơn có kiến trúc cung đình, phía trước chùa là hồ bán nguyệt, với cổng
tam quan. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm tuổi
xen lẫn những tán vải thiều xum xuê. Chùa được trang trí bằng những hình chạm
khắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cùng những giá trị tôn giáo đặc
sắc. Những nét điêu khắc, chạm khắc của chùa Côn Sơn tuân thủ theo mô típ tứ
linh quần hùng là long - ly - quy - phụng và tứ quý gồm các loại cây quý tùng,
cúc, trúc, mai. Ngoài tứ linh, các bức trạm trổ trên mái chùa xuất hiện cả
những con cua, cá, hươu, nai… trong đó các con vật đều quay đầu trong phật điện
thể hiện ý nghĩa bình đẳng của Phật Pháp, con người và chúng sinh đều có thể
được Đức Phật giáo hóa và trở thành người tốt.
Hằng năm chùa Côn Sơn có hai mùa lễ hội. Lễ hội mùa xuân diễn ra từ ngày 16-23 tháng Giêng m lịch, lễ hội mùa thu diễn ra từ ngày 16-20 tháng 8 âm lịch. Trong đó có nhiều hoạt động như Lễ khai hội, lễ Diễn xướng hầu Thánh, Lễ hội quân trên sông Lục đầu, lễ cầu siêu và hội hoa đăng, cùng các trò chơi dân tộc như bơi, đấu vật.
Một góc chùa Trấn Quốc - Hà Nội. Ảnh: Sưu tầm
3. Chùa Trấn Quốc – Hà Nội
Trấn
Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội khi có lịch sử
lên đến 1500 năm. Ngôi chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm về phía Đông Hồ
Tây thuộc quận Tây Hồ, kết hợp hài hòa giữa nét uy nghiêm cổ kính và cả sự nên
thơ, nhã nhặn của vườn cây xanh tươi cùng hồ nước mênh mang đầy thơ tình. Chính
vì thế, không quá khó hiểu khi Trấn Quốc lại được trang Thrillist uy tín bình
chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Chùa Trấn Quốc có kiến trúc như một bông sen đang nở rộ, làm người ta liên tưởng đến đài sen của Phật tổ. Trước mặt tiền chính là khoảng sân lớn được lát gạch đỏ, có lư hương lớn ở giữa để du khách và Phật tử đến dâng hương. Bên trong chùa còn lưu giữ rất nhiều pho tượng Phật lẫn Bồ tát có giá trị nghệ thuật lớn, trong đó điểm nhấn lớn nhất phải kể đến bức tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng.
Lễ hội chùa Hương thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Ảnh: tuoitrethudo.com.vn
4. Chùa Hương – Hà Nội
Chùa
Hương nằm ở Mỹ Đức cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65 km. Hành trình về
với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi
Quan thế âm Bồ tát ứng hiện tu hành. Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ
hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình… lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt
người về đây du xuân vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may
mắn, hạnh phúc.
Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội đầu năm lớn nhất của thủ đô Hà Nội cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của Việt Nam. Lễ hội chính thức diễn ra từ rằm tháng giêng đến hết 18 tháng 2 âm lịch với rất nhiều hoạt động vui chơi vô cùng hấp dẫn.
Có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp vô cùng hấp dẫn ở quần thể thắng cảnh chùa Hương như động Hương Tích, đền Trình và chùa Thiên Trù. Du khách có thể tham quan hết các điểm du lịch nổi tiếng này trong ngày.Chùa Một Cột có kiến trúc như một tòa sen. Ảnh: baodulich.net.vn
5. Chùa Một Cột - Hà Nội
Chùa
Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Gần Bảo tàng Hồ Chí Minh. Chùa Một Cột hay
Chùa Mật còn có tên khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài sở hữu cấu trúc kiến
trúc độc đáo với một cấu trúc hình vuông nằm trên một cột đá. Chùa nổi trên mặt
hồ là nhờ vào một hệ thống những thanh gỗ tạo thành cấu trúc rắn chắc hỗ trợ.
Bên trong tòa sen là ngôi đền màu tím với hình ảnh chim thần ở mái nhà. Có một
bức tượng mạ vàng của Đức Phật Quán Thế Âm bên trong.
Chùa Một Cột hiện nay chỉ là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu ngày xưa. Mặc dù quy mô của chùa là không lớn nhưng nơi đây mang một vẻ đẹp độc đáo, đứng vững qua thời gian thử thách. Chùa là một biểu tượng của sự trường thọ và trí tuệ nhận thức. Không giống như bất kỳ ngôi tháp Phật giáo, chùa Một Cột mang triết lý nhân văn sâu sắc với các hình vuông bên ngoài đại diện cho âm, và các cột hình tròn đại diện cho dương. Vẻ đẹp của nó không chỉ uy nghi cổ kính mà còn ẩn chứa phong thái thanh lịch và nhẹ nhàng của cõi Phật.
Ngày khai hội chùa Ba Vàng thường vào mùng 8/1 Âm lịch. Ảnh: giacngo.vn
6. Chùa Ba Vàng - Quảng Ninh
Chùa
Ba Vàng tọa lạc ở núi Ba Vàng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí tỉnh
Quảng Ninh. Nằm ở độ cao 340m, với địa thế đẹp hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ
chầu phục, phía trước là sông, phía sau là núi hai bên là rừng thông, chùa Ba
Vàng đã trở thành một mỹ cảnh làm say lòng biết bao du khách.
Mang vẻ đẹp đặc trưng của những ngôi chùa Bắc Bộ, chùa Ba Vàng được chia thành 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung với các ban thờ Phật, thờ Mẫu và thờ Đức Ông. Không những thế chùa Ba Vàng nổi tiếng với chính điện lớn nhất Việt Nam.
Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch chùa Ba Vàng là vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là ngày diễn ra khai hội vô cùng đông vui và nhiều hoạt động hấp dẫn. Thời điểm lý tưởng khác để bạn khám phá chùa Ba Vàng Quảng Ninh là vào ngày 9 tháng 9 âm lịch. Đây là thời điểm diễn ra Lễ hội hoa cúc hay còn được gọi là tết Trùng Dương của người Việt xưa kiaChùa Thiên Mụ nổi danh cố đô Huế. Ảnh: chuanoitieng.com
7. Chùa Thiên Mụ - Thừa Thiên - Huế
Chùa
Thiên Mụ (hay chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê là điểm đến quen thuộc của
nhiều du khách khi đến Huế. Chùa được khởi lập từ năm 1601 và được trùng tu lại
vào năm 1714. Đây là ngôi chùa được mệnh danh “linh thiêng bậc nhất xứ Kinh Kỳ”.
Chùa có nhiều công trình kiến trúc quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,… Bên cạnh đó, chiếc chuông nặng gần hai tấn có tên Đại Hồng Chung cũng là một dấu ấn rất riêng của chùa Thiên Mụ. Đến với chùa Thiên Mụ, bạn có thể thưởng lãm cả cảnh quan phong cảnh và kiến trúc truyền thống điển hình của cung đình Huế. Đứng trên khuôn viên ngôi chùa, du khách sẽ có thể chiêm ngưỡng đường cong quyến rũ của sông Hương uốn lượn ngày đêm không mệt mỏi. Được bao phủ xung quanh bởi những cây thông, cây cảnh và hồ san hô tinh tế, chùa Thiên Mụ mang đến cảm giác yên bình khó tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Chùa Linh Ứng có bức tượng Phật cao nhất Đông Nam Á. Ảnh: taidanang.com
8. Chùa Linh Ứng - Đà Nẵng
Chùa
Linh Ứng tọa lạc tại Bãi Bụt Bán Đảo Sơn Trà (thuộc quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cách
trung tâm thành phố 10km về hướng Đông Bắc. Ngôi chùa này nằm ở lưng chừng núi
Sơn Trà, mang hình con rùa. Nằm ở độ cao 693m so với mặt nước biển, đứng tại
đây bạn sẽ dễ dàng ngắm nhìn vẻ đẹp của biển trời trong xanh và tận hưởng không
khí tươi mát của gió biển. Linh Ứng Tự là một quần thể với nhiều hạng mục bao
gồm: nhà tổ, tăng đường và thư viện, chánh điện, giảng đường…
Bạn sẽ không khỏi choáng ngợp khi được chứng kiến tận mắt bức tượng Phật Quan Thế Âm cao tới 67m, đường kính tòa sen là 35m) hiện đang là bức tượng cao nhất Việt Nam. Chính giữa chùa là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mô Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, 4 vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện.
9. Chùa Bà Thiên Hậu - Bình Dương
Chùa
Bà Thiên Hậu hay chùa Bà Bình Dương là ngôi chùa cổ nằm ở thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu này được tái tạo lại và
biết đến rộng rãi vào năm 1923 bởi một nhóm người Việt gốc Hoa. Nếu bạn đang
muốn tìm một ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng Trung Hoa với phong cách kiến
trúc Á Đông thuần khiết thì chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hàng đầu. Chùa được
xây dựng theo lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào và hai bên hông có
thêm hai hành lang. Kết cấu và trang trí mái ngói lẫn tường đều mang đậm lối
kiến trúc của người Hoa. Ở giữa chính điện là tượng bà Thiên Hậu đặt ở chính
giữa. Xung quanh ánh sáng vàng – đỏ là chủ đạo cùng với bức gỗ màu đen, ánh nến
lung linh càng huyễn hoặc người nhìn.
Nơi đây thường thu hút rất đông người đến lễ chùa, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc lễ hội chùa Bà vào ngày rằm tháng Giêng.
Miếu Bà Chùa Xứ lung linh vào buổi đêm. Ảnh: baomoi.com
10. Miếu Bà Chúa Xứ - An Giang
Miếu
Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa
được xây dựng cách đây hơn 200 năm sau khi bức tượng Bà được người dân phát
hiện và vận chuyển xuống. Khác với ngôi miếu được lợp đơn sơ bằng lá tre ban
đầu, ngôi miếu hiện tại đã trở nên khang trang và quy mô hơn sau nhiều lần tu
sửa. Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam
cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang
lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía
trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ dang tay đỡ những đầu kèo.
Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm. Bởi đây chính là một địa điểm tâm linh, đồng thời cũng là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ( 24 - 27.4 âm lịch). Đây cũng là điểm đến nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với gần 2 triệu lượt khách tham quan mỗi năm.
Chùa Vĩnh Nghiêm - Ảnh: Sưu tầm
11. Chùa Vĩnh Nghiêm - TP.HCM
Tọa
lạc tại quận 3, TP.HCM, chùa Vĩnh Nghiêm được khởi xây từ năm 1964 với diện
tích khoảng 6.000 m2. Với sự pha trộn hài hòa giữa lối kiến trúc cổ điển của
những ngôi chùa cổ miền Bắc và vật liệu, kỹ thuật hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm
được xem là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt
Nam ở thế kỷ XX.
Tam quan chùa là một công trình khá đồ sộ, kiến trúc theo kiểu truyền thống với các tầng mái ngói đỏ có đầu đao uốn cong. Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quan Thế m, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40m, được xây cùng lúc với chùa. Ngoài ra, chùa Vĩnh Nghiêm còn có rất nhiều bức tượng Phật bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo.
Những
ngôi chùa trên không chỉ là những công trình kiến trúc mang nhiều giá trị mà
còn là điểm đến tâm linh của bất kỳ ai muốn tìm được không gian thanh tịnh,
bình yên.
Đăng nhận xét