VLCĐ:Tượng đài Trần Nguyên Hãn và tượng bán thân Quách Thị Trang, được xây dựng trước năm 1975 tại khu vực vòng xoay gắn với nhà ga Metro Bến Thành….Và nay, chủ trương di dời tượng đài về công viên Phú Lâm, quận 6 - TP HCM và nhường lại mặt bằng cho việc thi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên, UBND TP.HCM.
Cố Liệt Nữ Quách Thị Trang sinh ngày 04 tháng 01 năm 1948 tại tỉnh Thái Bình, là một học sinh Phật tử tham gia cuộc vận động đòi quyền bình đẳng tôn giáo và nhân quyền dưới chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Cố Liệt Nữ Quách Thị Trang đã bị cảnh sát của chế độ này bắn chết trước Chợ Bến Thành vào ngày 25 tháng 8 năm 1963. Đúng ngày Tiểu Tường của Cố Liệt Nữ Quách Thị Trang vào năm sau (25.8.1964), Tổng Vụ Thanh Niên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã dựng đài tưởng niệm tại đây cho đến ngày nay.
..."Đất mênh mông sao lòng người quá chật
Tượng nhỏ nhoi nào chiếm khoảnh không gian
Phố sá Thành Đô sóng người ngập tràn
Em chỉ một mình mà không chỗ đứng"...
Thiết kế có thể thay đổi nhưng tượng đài Quách Thị Trang tuy cũng chỉ là thiết kế nhưng thiết kế về mặt lịch sử và lịch sử là sự tồn tại đương nhiên không những không thể thay đổi mà còn phải bảo vệ, Rất nhiều ý kiên chung quanh vấn đề này và chưa biết rốt cuộc rồi sẽ ra sao. Từ tâm tư sâu thẳm của những con người còn trân trọng quá khứ, xin được giới thiệu bài thơ “Di dời” Tượng đài Quách Thị Trang của tác giả Mặc Giang
“Trang hỡi Trang, em là vì sao sáng
Giữa khung trời mây trắng với trăng thanh”
Một công trường lưu dấu tích tên em
Nay bị di dời, Trang ơi em có biết
Năm mươi năm giữa Sài Gòn náo nhiệt
Chợ Bến Thành nhộn nhịp khách lại qua
Mỗi một khi nhìn bức tượng kiêu sa
Lòng thương tiếc một nữ sinh đã chết
Đạn lạnh lùng thấu tim em ngã gục
Máu phún tuôn em nhắm mắt lìa đời
Tà áo bay bị rách toát tả tơi
Em bị chết bởi bạo tàn chế độ
Nơi em chết dựng bức tượng nho nhỏ
Để tiếc thương để đánh dấu một thời
Năm mươi năm trang lịch sử khôn nguôi
Nay di dời có nghĩa là biến mất
Di dời đi đâu, nào ai có biết
Một góc công viên, hay xó bảo tàng
Dù có trịnh trọng, hay chốn bỏ hoang
Nhưng không phải là nơi em đã chết
Đất mênh mông sao lòng người quá chật
Tượng nhỏ nhoi nào chiếm khoảnh không gian
Phố sá Thành Đô sóng người ngập tràn
Em chỉ một mình mà không chỗ đứng
Em đã chết rồi, em không thể nói
Chế độ xưa bắn em, chết không toàn thây
Chế độ nay dời em, ra khỏi nơi đây
Chết làm gì có quyền, đó là quyền người sống ?
Giữa khung trời mây trắng với trăng thanh”
Một công trường lưu dấu tích tên em
Nay bị di dời, Trang ơi em có biết
Năm mươi năm giữa Sài Gòn náo nhiệt
Chợ Bến Thành nhộn nhịp khách lại qua
Mỗi một khi nhìn bức tượng kiêu sa
Lòng thương tiếc một nữ sinh đã chết
Đạn lạnh lùng thấu tim em ngã gục
Máu phún tuôn em nhắm mắt lìa đời
Tà áo bay bị rách toát tả tơi
Em bị chết bởi bạo tàn chế độ
Nơi em chết dựng bức tượng nho nhỏ
Để tiếc thương để đánh dấu một thời
Năm mươi năm trang lịch sử khôn nguôi
Nay di dời có nghĩa là biến mất
Di dời đi đâu, nào ai có biết
Một góc công viên, hay xó bảo tàng
Dù có trịnh trọng, hay chốn bỏ hoang
Nhưng không phải là nơi em đã chết
Đất mênh mông sao lòng người quá chật
Tượng nhỏ nhoi nào chiếm khoảnh không gian
Phố sá Thành Đô sóng người ngập tràn
Em chỉ một mình mà không chỗ đứng
Em đã chết rồi, em không thể nói
Chế độ xưa bắn em, chết không toàn thây
Chế độ nay dời em, ra khỏi nơi đây
Chết làm gì có quyền, đó là quyền người sống ?
“Trang hỡi Trang, Em Là Vì Sao Sáng”
Nay khung trời sẽ xóa mất tên Em
Rồi mai sau biết ai nhớ ai quên
Một cô bé giữa hai trào chế độ
Chế độ nào thì cũng là chế độ
Uy quyền nào thì cũng là quyền uy
Cô bé nữ sinh nào có nghĩa gì
Dẫu dấu tích đã đi vào lịch sử
Trang sử chạy với muôn ngàn con chữ
Dòng thời gian luôn cuốn xoáy nổi trôi
Em chết đi cát bụi đã lên ngôi
Nay di dời ra sao em đâu biết
Nhưng người sống sẽ có người luyến tiếc
Cô bé tên Trang bị bắn chết nơi này
Áo nữ sinh không còn áo trắng bay
Em từ giã mái trường từ ngày em ngã gục
Hồn trong trắng không nhuốm màu vẫn đục
Em chết đi trong lứa tuổi học trò
Mong hòa bình thịnh vượng và ấm no
Cho quê hương dân tộc Việt Nam được sống
“Trang hỡi Trang, Em Là Vì Sao Sáng”
Chỗ đất kia sẽ biến mất tên Em
Khung trời kia, Em hãy ngủ trên ngàn
Hãy cứ ngủ như muôn người đã chết
Chết có nghĩa đã trả về trời đất
Đất ở đây là Đất Mẹ Việt Nam
Trời ở đây là Trời của Tiên Rồng
Mãi hòa quyện cùng hồn thiêng sông núi
Còn người sống sẽ băng qua thời thế
Tôi không nghĩ rằng người chết mong tri ân
Nhưng người sống không có quyền được quên
Quên giả huyễn phù sinh
Nhưng, không có quyền quên lịch sử.
Ngày 20-8-2014
Viết, khi đọc những tin tức xoay quanh việc “di dời” Tượng đài Quách Thị Trang.
Chế độ trước, Em bị bắn chết vào tháng 8 năm 1963.
Chế độ sau, cũng cùng thời điểm tháng 8 sau 51 năm, Em Sẽ Bị Di Dời.
TNT - Mặc Giang
Nay khung trời sẽ xóa mất tên Em
Rồi mai sau biết ai nhớ ai quên
Một cô bé giữa hai trào chế độ
Chế độ nào thì cũng là chế độ
Uy quyền nào thì cũng là quyền uy
Cô bé nữ sinh nào có nghĩa gì
Dẫu dấu tích đã đi vào lịch sử
Trang sử chạy với muôn ngàn con chữ
Dòng thời gian luôn cuốn xoáy nổi trôi
Em chết đi cát bụi đã lên ngôi
Nay di dời ra sao em đâu biết
Nhưng người sống sẽ có người luyến tiếc
Cô bé tên Trang bị bắn chết nơi này
Áo nữ sinh không còn áo trắng bay
Em từ giã mái trường từ ngày em ngã gục
Hồn trong trắng không nhuốm màu vẫn đục
Em chết đi trong lứa tuổi học trò
Mong hòa bình thịnh vượng và ấm no
Cho quê hương dân tộc Việt Nam được sống
“Trang hỡi Trang, Em Là Vì Sao Sáng”
Chỗ đất kia sẽ biến mất tên Em
Khung trời kia, Em hãy ngủ trên ngàn
Hãy cứ ngủ như muôn người đã chết
Chết có nghĩa đã trả về trời đất
Đất ở đây là Đất Mẹ Việt Nam
Trời ở đây là Trời của Tiên Rồng
Mãi hòa quyện cùng hồn thiêng sông núi
Còn người sống sẽ băng qua thời thế
Tôi không nghĩ rằng người chết mong tri ân
Nhưng người sống không có quyền được quên
Quên giả huyễn phù sinh
Nhưng, không có quyền quên lịch sử.
Ngày 20-8-2014
Viết, khi đọc những tin tức xoay quanh việc “di dời” Tượng đài Quách Thị Trang.
Chế độ trước, Em bị bắn chết vào tháng 8 năm 1963.
Chế độ sau, cũng cùng thời điểm tháng 8 sau 51 năm, Em Sẽ Bị Di Dời.
TNT - Mặc Giang
Đăng nhận xét