Biết người để độ người

VLCĐ: Nho nói: Thấy người hiền thì nghĩ cho bằng, thấy kẻ bất hiền thì xét nét mà sửa mình. Đức Phật dạy: Trước khi nói Pháp phải quán căn cơ chúng sinh. Đó là dạy ta biết người để mà tế nhơn vậy. Như vậy, biết người để tự tĩnh, để độ người, là kẻ trí, không biết người để tu tỉnh là người ngu, chúng ta không lấy đó làm việc cầu cũng là việc đáng thận trọng làm sao? HT. Thích Thiện SiêuTừng lóm nghe sách Nho câu: “Kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tĩnh dã”. Như vậy, thì sự biết người đâu phải là việc dư mà chính là một điều có quan hệ lớn lao cho công việc tu dưỡng đức tánh. 

Sanh ra đã dễ mấy ai Thánh hiền, không học mà biết, không tập mà nên, phần nhiều đều phải soi gương kẻ trước để làm một sự kinh nghiệm trước khi đi vào công việc, hay trong lúc học tập, trong thời kỳ thơ ấu...


Song biết người ấy là một việc rất khó lại là một việc rất dễ, dễ là chỉ biết qua mặt ngoài thô thiển của người, còn khó là biết đến bề trong, biết đến chỗ động cơ sâu xa của người thật là khó vậy. Bởi vậy ở đời lắm người coi cả thiên hạ toàn là rơm rác cả, ngoài mình ra không ai là bậc Thánh hiền quân tử, ấy thế nên trong tâm chứa đầy mối kiêu mạn, không dung ai, không chịu ai, của thiên hạ thì không việc gì hay, còn của mình thì không điều gì dỡ, suốt đời không việc gì đáng làm cả, tới lui cũng chỉ có mấy lời ngông cuồng kiêu ngạo, đến chết vẫn còn ôm cái dốt nát vô vị đi theo... Đó là tại biết người không biết cho thấu đáo, chỉ biết qua cái thô sơ thấp thỏi của người thôi vậy.


Trái lại, có người chỉ âm thầm mà sanh, âm thầm mà sống, rồi lại âm thầm mà chết trong những nơi không người đến, đi ra thấy người tưởng hoàn toàn là Tiên là Thánh cả, mà sợ như kẻ đỏ mặt sợ mặt trời nhưng không biết rằng: “Dốt hay nói chữ” là bệnh chung của một số đông người từ lời nói thế cho đến công việc làm cũng thế, phần nhiều là công việc lèo bề ngoài để gạt kẻ khác, nói thật hơn một chút, dẫu có điều chơn thật lớn lao của số người thật biết mà làm ra, song đó không phải chỉ riêng ai làm được mà thôi, chí ư những kẻ thất phu kia nếu muốn làm cũng có thể làm được cả, biết vậy thì đâu còn thấp hèn mình xuống ngang hàng với loài ký sinh, mà tôn người là hoàn toàn Hiền Thánh, cho mọi người đều là Chủ nhân ông của mình.


Quá hèn hạ mình mà tôn trọng người lên một cách quá đáng vô lý nghĩa; đó là cái hại chỉ biết cái hay về mặt ngoài của người mà không biết chỗ sâu xa và không biết chỗ ngang mình của người, bất quá người từ đó mà tấn lên chỗ hoàn toàn, ta cũng từ đó mà thối lui chỗ hèn hạ kém cỏi...


Như vậy thì nói “Biết người mà làm cho mình có lợi ích” là khó không phải quá đáng. Khó là là vì một việc chúng ta không thể không có, để bo bo giữ xấu xa cũ kỹ của mình mà không chịu canh cãi.


Vậy biết người là biết gì nơi người?

Biết người hiền đức nhân từ, không bao giờ giận hờn thù oán ai, dầu ai có đem điều này đến khen ngợi, tâm không xu phụ, ai đem việc xấu mà trao cho cũng không hờn trách, lại còn vui vẻ giúp đỡ họ...Biết người vậy nghĩ lại thử mình có được chưa?


Người là bậc anh tài xuất chúng, học một biết mười, nghe đâu nhớ đó, trăm pho sách đều tinh thông rành mạch, suy nghĩ lời Thánh hiền mà quên ngủ quên ăn... biết người vậy nghi mình có được như vậy chưa?

Người là đấng đại trương phu, phá bỏ tâm lượng hẹp hòi ích kỹ, phát lòng quảng đại, coi tất cả việc thiên hạ chúng sanh đều là trọng trách của mình, hy sinh cho mọi người mà không cầu danh vọng... Biết người vậy mà nghĩ mình đã được như vậy ư?


Người là kẻ mục hạ vô nhơn, chỉ lấy mình là trung tâm đặt điểm của xã hội mà không tài không đức. tâm lượng thấp kém... Biết người như vậy mà nghĩ đến mình có phải đồng bạn với họ ư?

Người hay nhút nhát hẹp hòi, người tham lam nhũng lạm, người dua dối bề ngoài, người hay khoe khoang tà ngụy.


Biết người vậy nghĩ mình có phải đồng quyến với họ ư?


Biết người để xét lại mình, thấy người hay thì nghĩ sao cho bằng, biết người dở thì để ngăn dè những điều của mình dở, người ta ở đời chỉ khác nơi chỗ ấy, nếu người ta chờ đến khi thực hành để nghiệm điều dở hay của mình thì trọn đời không mấy khi làm nên việc tốt, nếu lấy người làm gương cho mình soi, biết người trước lại biết mình sau, tất sau sẽ thành một người hoàn toàn thiện mỹ. Xưa nay những bậc anh tài, bậc hiền đức làm nên công việc có phải là người biết người đấy ư? Mạnh Thường Quân trọng đãi tiện khách mà sau khỏ nạn, có là người biết người đấy ư? Vua Quang Trung tôn thờ kẻ ẩn sĩ Cô Bận (La Sơn tiên sinh) mà làm nên sự nghiệp một thời, có phải là nhờ biết người đấy ư?


Chẳng những thế thôi còn biết người mà thoát nạn như ông Di ông Tề; và ông Bột biết người để tiếp độ người là các vị Bồ-tát các đức Phật.


Nho nói: Thấy người hiền thì nghĩ cho bằng, thấy kẻ bất hiền thì xét nét mà sửa mình. Đó là dạy ta phải biết người để tu thân vậy.

Còn đức Phật dạy: Trước khi nói Pháp phải quán căn cơ chúng sinh. Đó là dạy ta biết người để mà tế nhơn vậy.


Như vậy, biết người để tự tĩnh, để độ người, là kẻ trí, không biết người để tu tỉnh là người ngu, chúng ta không lấy đó làm việc cầu cũng là việc đáng thận trọng làm sao?


Chỉnh sửa bài viết
Labels: ,

Đăng nhận xét

[blogger] [facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.