Giáo trình Phật pháp cho Thiếu Niên_BÚP SEN HỒNG

VLCĐ: Trong những năm gần đây, công tác giáo dục Phật giáo mở rộng và chú trọng hướng đến lớp trẻ, vì các em sẽ là rường cột của xã hội, của Phật giáo mai sau.

Chăm sóc cho các em chu đáo nghĩa là chúng ta đang xây dựng một thế hệ công dân tương lai biết sống tốt đẹp, hướng thiện, biết vì mọi người, vì thế giới, vì chúng sinh.

Phật pháp cũng không ngoài mục đích đem lại lợi ích cho cuộc đời, góp phần làm cho con người và cuộc đời ngày càng thăng hoa, hạnh phúc. Tuy nhiên, Phật giáo hiện nay vẫn còn thiếu thốn rất nhiều tài liệu, giáo trình dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Hầu như tài liệu chủ yếu nhất vẫn là bộ Phật học phổ thông của Hoà thượng Thiện Hoa và một số giáo trình của tổ chức Gia đình Phật tử. Cả hai giáo trình này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học hỏi của các em ở nhiều căn cơ và vùng miền khác nhau.


Trong bối cảnh đó, Phật tử Diệu Kim đã dày công biên soạn một bộ giáo trình mới, dựa trên nền tảng các bộ giáo trình trước đây kết hợp với sự nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân mình trong công việc giảng dạy Phật pháp đối với độ tuổi thiếu niên, nhi đồng. Soạn giả cũng tự mình thử nghiệm việc giảng dạy trong nhiều năm qua tại các lớp Phật học dành cho thiếu nhi ở những chùa thuộc miền Tây Nam bộ cũng như nhiều nơi khác.


Trong quá trình tổ chức lớp học từ năm 2001 đến nay, soạn giả đã nhận thấy các em thiếu nhi tới đến học thường ở độ tuổi từ 3 đến 18, nghĩa là từ lứa tuổi mẫu giáo cho tới lớp 12. Chính vì vậy, rất khó khăn khi cho các em ngồi học chung. Lẽ ra, mỗi độ tuổi phải có một giáo trình riêng biệt, tương tự như bộ sách giáo khoa trong nhà trường phổ thông. Nhưng trong điều kiện hiện nay, hầu như không có đủ giảng sư hoặc giáo viên để phụ trách, và mỗi ngôi tự viện cũng không đủ cơ sở vật chất để tách lớp một cách quy mô như một ngôi trường. Vì thế, soạn giả đã tạm phân chia các em thành hai cấp lớp tương đối phù hợp để có thể sử dụng cho mỗi cấp lớp một bộ giáo trình Phật học khác nhau.


Cấp thứ nhất: dành cho các em từ 3 tuổi tới 11 tuổi (mẫu giáo tới lớp 5), sử dụng giáo trình BÚP SEN HỒNG này.

Đặc trưng của các em cấp lớp này là chưa biết chữ, hoặc mới biết chút ít, không đủ sức để học những bài giáo lý. Cho nên, soạn giả đã chú tâm chuyển những vấn đề Phật pháp thành những chuyện vui vẻ, nhẹ nhàng, như kể những câu chuyện giản dị quanh môi trường các em đang sống. Thí dụ: Phật bảo thì có bài thơ về Đức Phật rất đơn giản; không sát sanh thì tả con bướm đang bay, khuyên đừng giết nó; không trộm cắp thì kể câu chuyện con khỉ hái quả trong vườn chùa; không tham ăn thì kể chuyện con gấu bú sữa đến tức bụng; hoặc dạy cho các em cách quan sát hạt mầm lớn lên thành cây qua bài thơ trồng hoa cúng Phật v.v…


Tất cả đều là Phật pháp, nhưng được khoác một lớp vỏ giản dị hơn, các em dễ hiểu, dễ thấm hơn. Và các em cũng dễ nhớ bài học vì tất cả đều được biên soạn dưới dạng những bài học có thể thuộc lòng ngay tại lớp.


Trong điều kiện ở nông thôn hoặc quận huyện ngoại thành, nhiều gia đình khó khăn không thể đưa con mình tới lớp mẫu giáo, cũng là một thiệt thòi cho các em. Nếu những người giảng dạy Phật pháp có thể tranh thủ bù đắp lại một phần những thiệt thòi đó bằng cách sưu tầm thêm những bài hát thiếu nhi thích hợp hoặc những tranh ảnh tô màu, tập vẽ, đang phát hành chính thức trên thị trường, hoặc tổ chức những trò chơi sinh động, thì chắc chắn hiệu quả giảng dạy ở mỗi lớp học sẽ tăng lên rõ rệt. Những lớp học Phật pháp như thế sẽ trở thành một kiểu “nhà thiếu nhi” cho các em sinh hoạt, nâng cao năng khiếu thẩm mỹ, văn hoá. Đặc biệt đối với các xã ấp vùng nông thôn nói chung, đang rất thiếu thốn nhà văn hóa, tại sao không tận dụng ngôi chùa để các em được giáo dục lẫn vui chơi?


Chính vì thiếu nơi giải trí lành mạnh mà lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những tệ nạn xã hội. Qua kinh nghiệm nhiều năm tổ chức các lớp tại nhiều tỉnh, soạn giả đã nhận thấy khi các em đến chùa tự nhiên ngoan hẳn ra, chăm học, hiếu thảo, có ý thức cộng đồng. Như vậy càng nên khuyến khích các em đi học.


Cấp thứ hai: từ 12 đến 18 tuổi (lớp 6 đến lớp 12), sử dụng bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP, đã được Nhà sách Quang Minh liên kết với NXB Tôn giáo in ấn và phát hành từ năm 2008.

Bộ này gồm 3 tập, được in chung thành một quyển. Bộ sách này đã được áp dụng vào giảng dạy từ năm 2001, sau nhiều lần rút kinh nghiệm, điều chỉnh, đã tương đối ổn định và thực tế cho thấy các em tiếp thu rất tốt.


Trong 3 tập Đố vui Phật pháp, soạn giả đều biên soạn theo dạng hỏi đáp từng câu. Nhờ đó, bài học được ngắt ra thành những phần nhỏ ngắn gọn, giúp các em học không chán, và người dạy cũng có thể dùng ngay hình thức hỏi đáp để kiểm tra bài. Khi đã học qua thì hầu hết các em đều có thể trả lời được ngay, ít phải lúng túng đi tìm bố cục.

Sau khi bộ sách Búp sen hồng này được in ra để ấn tống, nhu cầu sử dụng tại các địa phương cho thấy lượng sách in ra vẫn chưa đủ đáp ứng. Do đó, chúng tôi đã đề nghị và được sự chấp thuận của soạn giả Diệu Kim để chính thức phát hành bộ sách này, tạo điều kiện cho việc học Phật pháp của các em nhi đồng được dễ dàng hơn.


Trong sách này có sử dụng một số hình ảnh để giúp các em có những buổi học sinh động, vui tươi. Bản thân soạn giả trong quá trình sưu tầm để sử dụng cũng không thể biết được ai là tác giả của các hình ảnh này. Vì thế, khi in ấn chúng tôi thực sự không biết làm cách nào liên hệ với các tác giả. Vậy xin quý tác giả có hình ảnh được sử dụng vui lòng liên hệ với chúng tôi tại Nhà sách Quang Minh – 416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM để trao đổi về tác quyền. Do không có thông tin nên chúng tôi đành phải chọn cách làm này mà không thể liên hệ trước, rất mong quý vị hoan hỷ và thông cảm.



NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

Gợi ý giảng dạy

Bộ giáo trình BÚP SEN HỒNG dành cho các em thiếu nhi ở tuổi mẫu giáo đến lớp 2, lớp 3, với đặc điểm là chưa thể đọc và viết nhanh. Vì vậy chúng tôi gợi ý trình tự giảng dạy như sau:


1. Học thuộc lòng:

Giáo viên cho các em học thuộc lòng ngay tại lớp. Qua kinh nghiệm chúng tôi thấy các em học rất nhanh.

– Đầu tiên, giáo viên đọc từng câu, cho cả lớp lặp lại. Sau đó, đọc mỗi lần 2 câu, rồi 4 câu… Khi đọc chung và đọc to như thế, âm điệu sẽ thấm vào lòng dễ dàng, giúp các em cảm thụ thẩm mỹ tốt hơn.

– Chú ý bảo các em đọc diễn cảm, đặt tấm lòng vào từng câu, từng tình tiết trong bài. Thí dụ: câu “Em thương từng cây, em nâng từng lá” thì phải tưởng tượng rằng mình đang lấy tay nâng niu hoa cỏ bên đường. Hoặc câu “Tham lam trộm cắp, mọi người không ưa” thì phải đổi giọng đi, hoặc lắc đầu minh hoạ.

– Chọn những em nào có giọng đọc tốt, diễn cảm nhất, cho biểu diễn và trao quà.


2. Tìm hiểu bài:

Đây là một dạng giảng bài bằng cách cho chính các em tham gia trả lời chứ giáo viên không “độc thoại” một chiều. Khi các em trả lời có nghĩa là các em đã tự giải quyết những vấn đề bài học vừa nêu, và có thể lồng vào những ý riêng của mình, vừa nhớ dai, vừa dễ thương hơn. Thí dụ trong bài “Khỉ con” kể chuyện khỉ con hái trộm trái cây, khi giáo viên hỏi từng em cho khỉ ăn quả gì thì mỗi em sẽ trả lời một loại trái khác nhau, tùy theo ý thích của mỗi em, hoặc tùy theo trong vườn nhà em đó có trồng cây gì. Như vậy, các em càng thêm gắn bó với khu vườn.

Đây cũng là cách giúp các em tập ăn nói dạn dĩ, trôi chảy. Có thể chấp nhận cho các em “cãi” lại giáo viên, xem như một cách “phản biện”, sau đó giáo viên giải thích, đúc kết lại. Lớp học càng sinh động càng tốt. Chú ý gọi tất cả thành viên trong lớp phát biểu chứ đừng kêu mãi những em thường xuyên giơ tay. Chính những em nhút nhát thì giáo viên càng phải quan tâm giúp cho em dạn dĩ hơn.


3. Vẽ:

Giáo viên sử dụng phần tô màu trong mỗi bài học để giúp các em làm quen với màu sắc, đường nét đơn giản. Sau đó tập các em vẽ những hình mẫu căn bản trước khi có thể vẽ tự do và phức tạp hơn. Nếu sưu tầm thêm những mẫu tô màu hoặc mẫu vẽ mới thì giáo viên tự bổ sung vào chương trình.


4. Trò chơi:

Giáo viên có thể sưu tầm và sáng tạo thêm các trò chơi phù hợp với các em ở từng lứa tuổi.


5. Tập hát:

Tập đến khi các em thuộc bài hát rồi thì giáo viên cho cả lớp đứng dậy ra sân để múa các động tác minh họa. Cách này cũng là vận động cơ thể sau thời gian ngồi tại chỗ mệt mỏi. Ngoài ra, giáo viên có thể dạy thêm các bài hát Phật giáo quen thuộc, hoặc giáo viên tự sưu tầm, sáng tác thêm.


6. Kiểm tra:

Sau khoảng 3 bài học cho kiểm tra một lần là vừa, để lâu các em sẽ quên. Rồi sau 5 bài lại kiểm tra chung lần nữa. Lập sổ điểm để cuối khoá tổng kết phát thưởng.


nhalinh1 Giáo trình Phật pháp cho Thiếu Niên BÚP SEN HỒNG———————————————————————-
Bài 1: Em đến chùa 1. Học thuộc lòng: EM ĐẾN CHÙA
Đường làng nho nhỏ, Hoa cỏ chen đầy. Em thương từng cây, Em nâng từng lá. Lòng em vui quá, Em đến thăm chùa, An tịnh bốn mùa, Nghe thầy dạy dỗ. Lạy Phật phù hộ, Em khoẻ, em ngoan. Chùa đẹp vô vàn, Em yêu, em quý.


2. Tìm hiểu bài: – Tên chùa làng em là gì? Ở xã nào, huyện, tỉnh nào? – Chùa em có đẹp không? – Em có thích đến chùa không? – mỗi tuần em đến chùa mấy ngày? – Những ngày khác tại sao không đến? – Ai dẫn em đi chùa? Ba, mẹ, hay ông bà, hay em tự đi? – Em đến chùa có thấy vui không? – Đến chùa, em học được những điều gì? – Về nhà, em có kể cho cha mẹ nghe không? Cha mẹ em nói thế nào?


3. Tô màu: Em đến chùa (Xin sử dụng hình ảnh trong file PDF, cho phép in ra để phục vụ giảng dạy.)thap+Phuoc+Duyen%252Cchua+Thien+Mu+%2528Hue%2529 Giáo trình Phật pháp cho Thiếu Niên BÚP SEN HỒNG
——————————————————-
Bài 2: BẠN HIỀN
1. Học thuộc lòng: Bạn hiền
Sáng nay em đến chùa, Gặp bao nhiêu là bạn. Em mỉm cười thân thiện, Chào bạn, chúc tốt lành. Bạn cũng cười thật xinh, Cầm tay em đằm thắm. Ngôi chùa như tổ ấm, Em và bạn yêu thương.

2. Tìm hiểu bài: – Về chùa em có được bao nhiêu người bạn? – Em thân nhất bạn nào? – Có bạn lớn hơn em không? Có bạn nhỏ hơn em không? – Em làm quen đi, và em thử kể tên 5 bạn, hoặc 10 bạn em mới quen. – Em có biết hoàn cảnh của các bạn không? – Thử kể hoàn cảnh của một bạn nào làm em cảm động nhất. (Ví dụ: mồ côi cha, mồ côi mẹ, hoặc cha mẹ đi làm xa phải ở với ông bà v.v…)


3. Tô màu: Đôi bạn

4. Em mấy tuổi thì tô màu mấy con bướm

(Xin sử dụng hình ảnh trong file PDF, cho phép in ra để phục vụ giảng dạy.)


———————————————————————–
Bài 3: ĐỨC PHẬT TỪ BI

1. Học thuộc lòng: Đức Phật từ bi Trong chùa có Phật đẹp thay, Ngồi tòa sen thắm, miệng hay mỉm cười. Phật thương tất cả mọi người, Thương từng con vật, núi đồi, cỏ cây. Em dù đi đó đi đây, Cũng về với Phật, tràn đầy kính yêu. Noi theo gương Phật sớm chiều, Lòng em cũng nguyện thật nhiều từ bi.


2. Tìm hiểu bài:

– Em có biết Đức Phật lớn nhất thờ trong chánh điện tên gì không? (Phật Thích Ca Mâu Ni) – Em có biết thêm Đức Phật nào khác nữa? (Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc) – Em có biết Bồ Tát Quán Âm không? – Khi vào chùa, em nhớ lạy Phật nhé. Lạy 3 lạy, thật tôn kính. Đứng trước bàn thờ Phật em phải trang nghiêm, không được đùa giỡn, nói bậy, xả rác. – Trước khi ngủ, em nhớ niệm Phật. Em niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thì sẽ ngủ rất ngon, không thấy ác mộng. Và khi em niệm Phật thì có một hoa sen trên cõi trời nở ra để dành cho em. (Giải thích thêm một cách đơn giản về vãng sanh Tịnh độ với những em có thắc mắc.) 3. Tô màu: Đức Phật – Đêm nào em có niệm Phật thì tô màu một hoa sen. Thử xem trong một tuần em có bao nhiêu đêm niệm Phật? Em tô mỗi hoa một màu khác nhau. (Xin sử dụng hình ảnh trong file PDF cho phép in ra để giảng dạy.)


namo84000en51 Giáo trình Phật pháp cho Thiếu Niên BÚP SEN HỒNG
namo84000wordpresscom205 Giáo trình Phật pháp cho Thiếu Niên BÚP SEN HỒNG
namo84000wordpresscom36 Giáo trình Phật pháp cho Thiếu Niên BÚP SEN HỒNG
buddha3 Giáo trình Phật pháp cho Thiếu Niên BÚP SEN HỒNG
Giáo trình Phật pháp cho Thiếu Niên BÚP SEN HỒNG
————————————————————-

Bài 4: NHỚ ƠN THẦY
1. Học thuộc lòng:
Nhớ ơn thầy
 Thầy em bậc chân tu, Xuất gia theo Đức Phật. Sớm chiều luôn nghiêm mật, Chuông mõ với kệ kinh. Thầy dạy em làm lành, Thầy khuyên em tránh ác. Lời thầy êm như hát, Em ngoan ngỗn vâng lời. Mai sau em nên người, Nhớ ơn thầy mãi mãi.


2. Tìm hiểu bài: – Thầy em pháp hiệu là gì? – Thầy có hiền không? – Thầy thường dạy em những gì? – Em có vâng lời thầy không? – Em có thương thầy không? – Thương thầy, em làm gì cho thầy vui lòng? Vào chùa em có giúp thầy việc gì không? – Gặp thầy bất cứ nơi nào, em nhớ chắp tay vái chào thật cung kính.


3. Tô màu: Chư tăng – Hôm nào em có giúp thầy thì em tô màu vào một ngôi sao. (Xin sử dụng hình ảnh trong file PDF cho phép in ra để giảng dạy.)

———————————————————

Bài 5: KINH PHẬT
1. Học thuộc lòng: Kinh Phật
Bà em mỗi tối tụng kinh, Dịu dàng lời Phật mấy nghìn năm xưa. Phật đi thuyết giảng sớm trưa, Nhọc nhằn biết mấy nắng mưa, núi rừng. Vì thương tất cả chúng sanh, Sợ làm điều ác sẽ thành khổ đau. Lời vàng của Phật ghi sâu, Vào trang kinh ấy, nhiệm mầu cho em. Đọc kinh như suối mát êm, Làm theo lời Phật, đời thêm nụ cười.

2. Tìm hiểu bài: – Em có biết quyển kinh không? – Trong gia đình em có ai tụng kinh không? (Bà, mẹ, anh, chị…) – Bà hay mẹ tụng kinh gì em biết không? – Em có hiểu trong kinh viết gì không? Viết lời Phật dạy đấy em ạ. – Phật dạy gì em có biết không? Phật dạy làm điều tốt, điều thiện, đừng làm điều xấu, điều ác. – Bao giờ em biết chữ, em tụng kinh nhé. Nếu rảnh rang thì em tụng mỗi tối, còn nếu bận bịu thì mỗi tuần em đến chùa tụng kinh vào ngày thứ bảy hoặc chúa nhật. Mỗi ngày em có thể dành thời gian để xem phim thì tại sao không dành chút thời gian để tụng kinh? Chắc là không đến nỗi quá bận bịu đâu em nhỉ!


3. Tô màu: Quyển kinh


Bài 6: HOA SEN

1. Học thuộclòng: Hoa sen

Hoa sen cánh đỏ,

Nho nhỏ xinh xinh.Thơm ngát ao đình,

Hái về cúng Phật.Lòng em trong sạch,

Thơm thảo như hoa.Giữa bùn vươn dậy,

Hào quang sáng lòa.


2. Tìm hiểu bài:

– Em có thấy hoa sen chưa?

– Hoa sen có mấy màu? (trắng, hồng). Em thích màu nào?

– Hoa sen có thơm không?

– Hoa sen thường mọc ở đâu? (ao, hồ…)

– Em có thấy dưới ao, hồ là bùn không? Bùn sạch hay dơ?

– Bùn dơ, nhưng sao hoa sen lại mọc lên được và lại thơm như thế? Ý nghĩa là trong hoàn cảnh khó khăn nào em cũng sống tốt đẹp, thơm thảo như hoa sen. Em có tin mình sẽ làm được như vậy không?

– Em có hứa với Phật là em nhất định sống tốt đẹp không?

Nếu em hứa thì Phật sẽ phù hộ cho em đấy.


3. Tô màu: Hoa sen

– Mỗi ngày nếu em làm được một việc tốt thì em tô màu vào một bông hoa nhé.


hoa sen va non Giáo trình Phật pháp cho Thiếu Niên BÚP SEN HỒNG

Bài 7: BƯỚM VÀNG
1. Học thuộc lòng: Bướm vàng
Sân chùa có khóm hoa, Tím hồng khoe sắc lạ. Con bướm vàng thong thả, Bay một vòng rong chơi. Em đứng ngắm mà thôi, Không bao giờ bắt bướm. Bướm nhịp nhàng cánh lượn, Như nói lời cảm ơn.

2. Tìm hiểu bài: – Vườn chùa hoặc vườn nhà em có hoa không? – Em có thấy con gì bay lượn quanh hoa? (ong, bướm…) – Bướm có màu gì? (rất nhiều màu) – Em có bắt bướm không? Nếu có, em bắt để làm gì? – Bướm bị bắt, ép vào vở có chết không? Em có tội nghiệp bướm không? – Nếu ai bắt em đem ép dẹp lép như vậy, em có sợ không? Vậy em nhớ đừng bắt bướm nhé. Cứ để bướm bay lượn cho đẹp khu vườn. Cả những con ong, con chuồn chuồn nữa… Phật dạy chúng ta đừng giết hại các con vật, hãy để cho chúng sống bình yên.

3. Tô màu: Bướm và hoa
—————————————————————————-

Bài 8: BÁT CƠM
1. Học thuộc lòng:
 Bát cơm2.

Tìm hiểu bài:

– Mỗi ngày em ăn mấy bữa cơm? Mỗi bữa bao nhiêu chén? Tổng cộng một ngày bao nhiêu? Một tháng, một năm là bao nhiêu? Eo ơi, nhiều quá! – Nhưng em có biết để có hạt cơm cho em ăn là rất nhiều công lao của mọi người đã đổ ra? Này nhé, người nông phu phải làm gì? (cày ruộng, gieo mạ, bón phân, rồi cắt lúa, phơi khô… ) Em có thấy mồ hôi đổ ướt lưng áo người nông dân không? – Em thấy con trâu làm gì? (kéo cày nặng nhọc, bị la, bị đánh…). Em có tội nghiệp con trâu không? – Rồi sau đó mẹ em phải nấu cơm, nấu canh… cho em ăn. Mẹ phải chịu đựng lửa bếp nóng bức, tay chân mệt mỏi. – Em làm được gì để đền đáp công ơn đó? Nhỏ tuổi thì em chăm học, ngoan ngỗn. Lớn lên thì em làm việc thật giỏi, làm từ thiện giúp đỡ mọi người nữa. Như vậy là em đã sống có ích, không uổng những hạt cơm đã ăn.3. Tô màu: Con trâu
————————————————————–

Bài 9: KHỈ CON
1. Học thuộc lòng: Khỉ con
2. Tìm hiểu bài: – Khỉ thích ăn gì hở em? À, khỉ thích ăn trái cây. – Nhưng khỉ lại hái trộm trái cây, vậy tốt hay xấu? – Em có bao giờ hái trộm trái cây không? Hoặc lấy món gì đó của người khác mà không được phép? – Nếu có lỡ phạm lỗi đó, thì từ nay em chừa bỏ nhé. Phật dạy chúng ta không được tham lam trộm cắp. Tính thật thà sẽ được mọi người thương mến. – Tuy nhiên, em cũng phải chú ý giúp bạn khi khó khăn. Thí dụ như chú khỉ này nè. Tại sao chú lại hái trộm trái cây? À, tại vì chú đói. Tại sao khỉ lại đói? Vì mẹ khỉ đi vắng, không ai cho khỉ ăn. Thật tội nghiệp. Vậy em cho khỉ ăn một quả gì đó để khỉ no lòng được không? Em A cho quả gì? Em B cho quả gì? Eo ơi, ngon quá! Khỉ mừng lắm đấy. Các em ngoan ghê! Chúng ta không chỉ chê trách người khác mà còn phải tìm hiểu hoàn cảnh để giúp họ trong lúc khó khăn nữa, như thế mới gọi là lòng từ bi, em nhé!
3. Tô màu: Con khỉ


Chỉnh sửa bài viết
Labels: ,

Đăng nhận xét

[blogger] [facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.