tháng 12 2013

VLCĐ: Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở... Chàng vẫn chưa gặp được Phật giống như hình dạng trong Kinh đã diễn tả.

"Thân Phật sắc vàng, cao một trượng sáu, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang chói sáng. " Một hôm tại một sườn non, chàng trai tình cờ gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cốt cách siêu phàm, mừng quá, chàng khẩn khoản: - Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngụ ở đâu không... Xin chỉ dùm cho con với.

Ông lão mĩm cười:

- Ồ! Chỗ nào mà không có Phật... Trên quãng đường vừa qua, chả lẽ con không gặp được Ngài ư...

- Thưa cụ, trên đường đi con đã từng gặp vô số người, nhưng đều là hạng phàm phu tục tử cả. Con chưa từng thấy người nào có được vài tướng tốt như trong kinh đã mô tả về Phật cả.Ông cụ cười ha hả:

- Cháu ngốc nghếch thật, cháu không biết rằng cái thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp đó người Ấn Độ đã đốt thành tro và chia nhau xây tháp thờ cúng cả rồi ư...


- Thưa, thế thì Phật chết rồi sao...

- Hiện giờ Đức Phật đang phân thân ở khắp mọi nơi. Ngài cũng mang thân tốt và xấu như chúng sinh vậy. Con có còn muốn gặp Ngài nữa không...

- Thưa, dù bất cứ với hình dáng nào, nếu đích thật là Ngài thì con vẫn vô cùng khát ngưỡng.

- Vậy thì, để ta mách nước cho con nhé... Con hãy quay về, trên đường về nếu con gặp người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì người đó chính là một hóa thân của Phật. Hãy thừa sự và cúng dường vị Phật ấy như trong kinh đã dạy.


Chàng trai hối hả quay về. Suốt quãng đường dài, chàng không gặp Đức Phật nào mà hình dạng như cụ già diễn tả. Chán nản, chàng đi luôn về nhà. Trời đã khuya, bà mẹ còn chong đèn ngồi đợi con. Nghe tiếng gọi cửa bà mừng quá, quờ quạng tìm đôi guốc rồi chống gậy tất tả ra mở cửa.

Chàng trai thấy mẹ tiều tụy, nước mắt chảy dài trên đôi má nhăn nheo, mang lộn chiếc guốc trái qua chân phải, guốc phải sang chân trái. Chàng ôm chầm lấy mẹ nghẹn ngào: "Ôi Đức Phật yêu quí của con. "




VLCĐ: Có khi nào bạn chợt nghĩ về công lao của cha mẹ khi đã khó nhọc sinh ra va nuôi nấng ta cho tới bây giờ không. Đọc bài này và hãy nghĩ về tất cả những gì mà cha mẹ đã lo lắng cho ta và hãy vui rằng vì mình đã có cha có mẹ có được những người thương mình nhất.

Sinh: Người Mẹ phải khó nhọc cưu mang hơn chín tháng, chịu sự đau đớn trong lúc đẩy thai nhi ra khỏi lòng mẹCúc: Nuôi dưỡng, nâng đỡ, chăm nom, săn sóc hài nhi cả vật chất lẫn tinh thần. Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.

Súc: Cho bú mớm, lo sữa nước cháo cơm, chuẩn bị áo xống ấm lạnh theo thời tiết mỗi mùa; trông cho con lần hồi biết cử động, điều hòa và nên vóc nên hình cân đối xinh đẹp.

Dục: Dạy dỗ con thơ động chân cất bước linh hoạt tự nhiên; biết chào kính người lớn, vui với bạn đồng hàng; tập con từ câu nói tiếng cười hồn nhiên vui vẻ. Khi trẻ lớn khôn thì khuyên răng dạy dỗ con chăm ngoan, để tiến bước trên đường đời.

"Dạy con từ thuở còn thơ,

Mong con lanh lợi, mẹ cha yên lòng"

Vũ: Âu yếm, nâng niu, vuốt ve, bế ẵm...để con trẻ vào đời trong tình cảm trìu mến thân thương.

Cố: Chăm nom, thương nhớ, đoái hoài, cố cập con trẻ từ tấm bé đến khi không lớn, lúc ở gần cũng như lúc đi xa :

"Con đi đường xa cách

Cha Mẹ bóng theo hình

Ngày đêm không ngơi nghỉ

Sớm tối dạ nào khuây"

Phúc: Giữ gìn, đùm bọc, che gió, chắn mưa, nhường khô, nằm ướt, hay Cha Me quên mình chống đỡ những bạo lực bất cứ từ đầu đến, để bảo vệ cho con.

Phục: theo khả năng và tâm tính của trẻ mà uốn nắn, dạy dỗ, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ vươn lên hợp tình đời lẽ đạo, tránh cho con bị lôi cuốn bởi tiền tài ảo vọng, vật chất và thị hiếu bên ngoài.

Trưởng: Lo lắng tận tình, đầu tư hợp lý, cho con học tập để chuẩn bị dấn thân với đời, cố vấn cho con nên vợ thành chồng xứng hợp với gia phong, thế đạo. Dù không cố chấp vấn đề "môn đăng hộ đối", nhưng vợ chồng so le về tuổi tác, trình độ, sức khỏe và khả năng thu hoạch tiền tài... cũng thiếu đi phần nào hạnh phúc lứa đôi, mà tuổi trẻ thường vì tiếng sét ái tình, làm lu mờ lý trí, khi tỉnh ngộ xem như chén nước đã đổ, khó mà lấy lại đủ!

VLCĐ: "...Và rồi, một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa bao giờ làm sụp đổ tan tành.” Hãy ru con ngủ, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi… có thể cai trị cả thế giới.”

Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.

Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.
Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.
Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng đĩa cơm xuống sàn.

Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tô chúng lên bàn ăn.
Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ngã ùm vào đống bùn gần nhất.

Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên:” Con không đi”

Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn quả bóng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh.

Khi bạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem. Bạn cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào lòng bàn tay.

Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn đi học piano. Bạn cám ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành.

Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi bóng đến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến tiệc sinh nhật khác. bạn cám ơn mẹ bằng cách khi đến nơi nhảy ra khỏi xe và chẳng bao giờ quay lại.

Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè đi xi-nê. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.

Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn rằng không được xem những chương trình ti vi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho mẹ rời khỏi nhà rồi bật lên xem.

Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo mẹ rằng không biết thế nào là sành điệu.

Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn đi trại hè xa nhà một tháng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quên chẳng viết lấy một lá thư.

Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về và chờ đợi sự chào đón của bạn. bạn cám ơn mẹ bằng cách khoá cửa phòng ngủ.

Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn lái chiếc xe của mẹ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách lấy nó chạy bất cứ lúc nào có thể.

Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tán dóc trên điện thoại đến giữa đêm. Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.

Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi sách cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tạm biệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè.

Khi bạn 20 tuổi, mẹ hỏi bạn gặp gỡ ai chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp:” Đó không phải là chuyện của mẹ”.

Khi bạn 21 tuổi, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai. Bạn cám ơn mẹ bằng cách trả lời :” Con không muốn giống mẹ”.

Khi bạn 22 tuổi, mẹ ôm bạn tại ngày lễ tốt nghiệp. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến du lịch Châu Âu không?

Khi bạn 23 tuổi, mẹ sắm sửa tất cả đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói rằng những người bạn của mẹ thật xấu xí.

Khi bạn 24 tuổi, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách giận giữ và càu nhàu:” Con xin mẹ đấy”.

Khi bạn 25 tuổi, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa tít.

Khi bạn 30 tuổi, mẹ gọi bạn và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bảo rằng:” Mọi việc giờ đã khác xưa rồi”.

Khi bạn 40 tuổi, mẹ gọi điện để nhắc bạn nhớ một sinh nhật của người thân. Bạn cảm ơn mẹ bằng câu trả lời:” Con thật sự bận mẹ ạ”.

Khi bạn 50 tuổi, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài :” Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào?”.


Và rồi, một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa bao giờ làm sụp đổ tan tành.” Hãy ru con ngủ, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi… có thể cai trị cả thế giới.

Ta hãy dành một giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng đối với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng có điều gì có thể thay thế mẹ được. Hay trân trọng từng giây phút, dầu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!

Mẹ sẽ luôn ở bên bạn, lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình:” Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???”.


Yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của qua khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại.

Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.



VLCĐ: Như thường lệ, hằng năm tới dịp Đại lễ Phật đản, các designer của Diễn đàn Vô Lượng Công Đức có chuẩn bị một bộ trang trí và trần thiết cho ngày Lễ Phật Đản như: phông. băng rôn, Pa nô.....Mùa Phật Đản năm nay , chúng tôi xin giới thiệu những mẫu sau:

Những hình ảnh sau đây là demo (giới thiệu), cho nên độ phân giải rất thấp, chỉ để xem cho biết mà thôi. không thể dùng để in ấn được. Nếu cần xử dụng, quý vị phải Download hình ảnh kích thước lớn có link kèm theo. Tất cả các hình đều hoàn chỉnh, không phải là file thiết kế nên không thể sửa chữa được. Do vậy, để tiết kiệm chi phí và có thể dùng được cho những lần sau, cho nên có chỗ chúng tôi để trống. Nếu cần thiết quý v
 có thể thêm vào ví dụ như là: Năm Phật lịch (Phật Lịch 2557 - 2013). hoặc tên cơ sở Tự viện của mình. Cân nhắc xem là nên ghi cái gì vì rằng những tấm Panô đều có in hình ảnh của Đức Phật, chúng ta cần phải có sự tôn kính tuyệt đối kể cả sau khi xử dụng xong. Rất mong Quý vị, các đơn vị Tự viện lưu tâm cho.


Băng rôn Phật đản - voluongcongduc.com
Băng Rôn Download: Mẫu Băng Rôn 1 
Download: Mẫu Băng Rôn 2  
 
Panô đừng Phật đản - voluongcongduc.com
Pa nô đứng (6 mẫu) Kích thước 50cm x 180cm 
Download: Link Download phía dưới
 
Phông lâm tỳ ny Phật đản - voluongcongduc.com
Download: Mẫu Vườn Lâm Tỳ Ni 2
 
Phông lâm tỳ ny 1 Phật đản - voluongcongduc.com
Vườn Lâm Tỳ Ny (2 mẫu) - Kích thước 250cm x 180cm
Download: Mẫu Vườn Lâm Tỳ Ni 1
 
Xe hoa Phật đản - voluongcongduc.com
Trang trí hai bên hông của xe hoa - Kích thước 600cm x 175cm
Download: Mẫu Xe hoa Phật Đản 1 
Download: Mẫu Xe hoa Phật Đản 2

VLCĐ: Một thời, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo: Này các Tỳ-kheo, có tấm vải kāsi (Ba-la-nại), hoàn toàn mới, có sắc đẹp, cảm xúc dễ chịu, và có giá trị lớn. Này các Tỳ-kheo, có tấm vải kāsi bậc trung, có sắc đẹp, cảm xúc dễ chịu, và có giá trị lớn.

Này các Tỳ-kheo, có tấm vải kāsi cũ, có sắc đẹp, cảm xúc dễ chịu, và có giá trị lớn. Và này các Tỳ-kheo, có tấm vải kāsi cũ kỹ dùng để gói các châu báu, hay được đặt vào trong một hộp có hương thơm.

Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo mới tu hành, giữ gìn giới luật theo thiện pháp, Ta nói rằng vị Tỳ-kheo ấy có sắc đẹp. Này các Tỳ-kheo, ví như tấm vải kāsi có sắc đẹp ấy, này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.


Còn những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo trí kiến của vị ấy, họ được hạnh phúc, an lạc lâu dài; đấy, Ta nói rằng vị ấy có cảm xúc dễ chịu. Này các Tỳ-kheo, ví như tấm vải kāsi có cảm xúc dễ chịu ấy, này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.


Còn những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, họ sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn; đây, Ta nói rằng, vị ấy có giá trị lớn. Này các Tỳ-kheo, ví như tấm vải kāsi có giá trị ấy, này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.


Còn nếu là trung niên Tỳ-kheo…, này các Tỳ-kheo, nếu là trưởng lão Tỳ-kheo, giữ gìn giới luật theo thiện pháp, đây ta tuyên bố là vị ấy có sắc đẹp. Này các Tỳ-kheo, ví như tấm vải kāsi có sắc đẹp ấy, này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.


Còn những ai theo vị ấy, thân cận, hầu hạ, chấp nhận, thuận theo tri kiến của vị ấy, họ được hạnh phúc, an lạc lâu dài; đấy, Ta nói rằng vị ấy có cảm xúc dễ chịu. Này các Tỳ-kheo, ví như tấm vải kāsi có cảm xúc dễ chịu ấy, này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.

Còn những ai, vị này nhận các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, họ sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn; đây, Ta nói rằng, vị ấy có giá trị lớn. Này các Tỳ-kheo, ví như tấm vải kāsi có giá trị ấy, này các Tỳ-kheo, Ta nói rằng người này là giống như ví dụ ấy.


Như vậy, này các Tỳ-kheo, nếu Tỳ-kheo trưởng lão này nói lên ở giữa chúng Tăng. Các Tỳ-kheo ấy nói như sau: “Chư Tôn giả hãy im lặng, Tỳ-kheo trưởng lão đang nói pháp và luật, và lời nói của vị ấy trở thành châu báu cần phải cất giữ, như một người cất giữ tấm vải kāsi trong một hộp có hương thơm.” Do vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học tập như sau: “Chúng ta sẽ được như ví dụ tấm vải kāsi, không giống như ví dụ tấm vải bằng vỏ cây”. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các thầy cần phải học tập.

(Theo Tăng chi III, phẩm Hạt muối, mục 98)


Bàn thêm:

Trong kinh Phật, phẩm hạnh của một người giới đức thường được ví như hương thơm bay ngược chiều gió. Hương thơm ấy thanh cao, thuần khiết, nó xông ướp và giúp cho cõi đời thêm thiện lành và an lạc. Và cũng trong kinh Phật, một người khi giữ gìn giới luật theo thiện pháp, lại được Đức Phật gọi là người có sắc đẹp. Một người xuất gia tu học theo Phật pháp, sẽ từ bỏ những hương thơm, sắc đẹp thường tình của thế gian, để xông ướp thân tâm bằng hương giới, hương định và hương tuệ, và “sắc đẹp” của họ sẽ sáng ngời khi thành tựu ba môn học này.


Sắc đẹp của một vị Tỳ-kheo, như vậy không phải là dung nhan hay hình dáng mà mình sở hữu, càng không phải nương nhờ vào y áo hay những vật trang sức bên ngoài, mà thành tựu do hành trì tu tập và giữ giới. Một người giữ giới, do đó là một người đẹp, và vẻ đẹp này cần thiết không chỉ cho bản thân vị ấy, mà còn cho những người thân cận. Được thân cận với những bậc minh sư, những người tinh tấn thực hành Phật pháp, là một điều may mắn với người tu học. Và trong bài kinh trên Đức Phật dạy rằng, những ai thân cận, học hỏi, cúng dường… những người có giới đức, những bậc chân tu, thì những người ấy có được an lạc hạnh phúc lâu dài, có được quả lớn, lợi ích lớn, và có giá trị lớn.


Hơn bao giờ hết, khi đời sống thiền môn đang bị tác động sâu nặng bởi những giá trị phù phiếm của đời sống trần tục, khi đây đó có người đang đánh mất tâm bồ-đề và truy đuổi theo những giá trị ảo bên ngoài, sống hưởng thụ và buông thả, chúng ta vô cùng cần đến những con người sáng ngời phẩm hạnh nhờ thấm đẫm hương giới, hương định và hương tuệ; những người đẹp lên nhờ công phu hành trì tu tập. Chỉ có vẻ đẹp ấy mới thật sự có giá trị đối với người tu tập theo Phật đạo, mới tạo nên được niềm tin cho thế nhân, mới thật sự xứng đáng được chiêm ngưỡng và tán dương.


 A Lan Nhã (nguyetsangiacngo)



VLCĐ: Tam Đảo từ thủa hồng hoang vốn là một vùng đồi xanh trải quả hàng ngàn năm đất Việt chịu đựng biết các cuộc trường trinh của ngoại bang. Giờ đây đứng trước đại Bảo Tháp ở chùa Tây Thiên thuộc Phù Nghì, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc mà ngỡ như đang lạc vào một giấc mơ hoặc thấy trong câu chuyện cổ điển nào đó sáng lòa ánh đạo vàng trên vùng thánh địa của Ấn Độ hay Nepal.

Theo đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thì đại Bảo Tháp xây dựng tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phú hiện là công trình lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.


Đất thiêng

Có lẽ trên giải đất Việt Nam chưa nơi nào có cơ duyên được xây dựng một Bảo tháp mang đậm nét văn hóa rất riêng như đại Bảo tháp ở chùa Tây Thiên thuộc Phù Nghì, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 

Khởi công vào một ngày lành trong tháng 3/2012, vài tháng xây dựng chỉ nổi lên một công trình còn thô mộc nhưng người bản địa đã tấp nập tới đây nhất tâm làm công quả những việc liên quan đến Phật sự bằng chính sức lao động của mình. Người dân chủ yếu làm nghề chân đất với nông nghiệp đã không quản giờ giấc, tùy sức, tùy việc giúp cho công trình.

Một lễ hội tại Bảo tháp Tây Thiên

Để có được một kỳ quan như vậy không thể không kể đến kỳ công của các Ni sư trụ trì và các nữ tu sĩ chùa Tây Thiên. Mặc dù đường đi lên đi xuống chùa  có xe điện trên không của công ty Lạc Hồng, nhưng các Ni thì không có điều kiện đi phương tiện hiện đại đó. Chùa Tây Thiên ẩn sâu trong rừng xanh, cheo leo trên sơn cước, hàng ngày các Ni không quản sớm trưa, chiều tối, leo đèo, qua suối, băng rừng hàng cây số để chăm lo nhiều việc từ nhỏ đến việc tối quan trọng của Bảo tháp suốt mấy năm qua mà vẫn không buông lơi thường nhật tu hành. Vậy mà chưa đầy hai năm với tiến độ thi công đáng ngạc nhiên, công trình đại Bảo Tháp đã hình thành cơ bản, chỉ còn sơn, vôi và trau chuốt lại phần kỹ thuật, mỹ thuật kiến trúc bên ngoài.

Phật tử quốc tế và các Phật tử Việt Nam đã từng thăm viếng Đại Bảo tháp Boudhanath ở trung tâm thủ đô Katmandu – Nepal dạt dào đạo niệm trước một công trình linh thiêng thì bây giờ, ngay tại đất nước Việt Nam cũng mọc lên một đại Bảo Tháp nguy nga tráng lệ, tuy không rộng lớn như bảo tháp Boudhanath nhưng mỹ thuật kiến trúc hiện đại hơn, giầu bản sắc cổ kính của lịch sử Phật giáo Kim Cương Thừa. Đức Pháp Vương Gyalwang đã đặt tượng Phật của Bảo Tháp quay về phương Nam để năng lượng gia trì của Chư Phật được ban trải tới khắp dương gian, từ thành thị tới nông thôn, từ núi cao đến hải đảo Việt Nam, không phân chia vùng miền và biên giới. Phật tử và du khách tâm linh dù tới từ hướng nào cũng thấy ngay cặp mắt và huệ nhãn thứ ba của Chư Phật từ bi, trí tuệ, chan chứa tính nhân văn sâu xa của bậc toàn giác như truyền dọi hào quang niềm phúc lạc an lành cho nhân gian.  

Nhãn huệ Phật trên Bảo Tháp

Các Phật tử chùa Tây Thiên tại đây bày tỏ: “Nhờ công đức tu hành của Ni sư trụ trì và các Ni cô chùa Tây Thiên nên đã tạo được sự gia hộ mạnh mẽ của Chư Phật. Nếu không có sự trưởng dưỡng ấy thì làm sao có được một công trình tâm linh giá trị có một không hai này ngay trên quê hương của chúng tôi”.

Quả thật, Tam Đảo từ thủa hồng hoang vốn là một vùng đồi xanh trải quả hàng ngàn năm đất Việt chịu đựng biết các cuộc trường trinh của ngoại bang đủ các màu da, màu tóc, ngoại ngữ: Nào là nhà Thanh, quân Mông Cổ, phát xít Nhật, quân Pháp, quân Mỹ vẫn chỉ là vùng hoang vu mênh mang gió mùa hè, man mác mùa thu, heo hút đông giá. Mặc dù chùa Tây Thiên, Đền Cô, Đền cậu đã có từ hàng trăm năm qua nhưng cho mãi đến ngày hòa bình được khôi phục, khách hành hương mới có thể đến chiêm bái.

Những sự tích ẩn chứa năng lực tâm linh trên vùng Tam Đảo này không chỉ có từ thời vua Hùng. Cái thủa Vua Hùng thứ 6 là Hùng Chiêu lên chùa Thiên Ân trên đỉnh núi Tam Đảo cầu thỉnh Đức Phật gia trì thì gặp nàng Lăng Thị Tiêu đã trở thành mối tình “sét đánh”, và thành chồng vợ cùng nhau làm bao điều lợi dân cứu quốc lưu truyền trang sử. Trải qua mấy ngàn năm chống các loại giặc ngoại xâm, đất thiêng Tam Đảo được chính quyền địa phương và đông đảo Phật tử đã khôi phục các di thắng tâm linh trở lại.

Giá trị tâm linh

Giờ đây đứng trước đại Bảo Tháp mà ngỡ như đang lạc vào một giấc mơ hoặc thấy trong câu chuyện cổ điển nào đó sáng lòa ánh đạo vàng trên vùng thánh địa của Ấn Độ hay Nepal. Theo đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thì đại Bảo Tháp xây dựng tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phú hiện là công trình lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Thời nay, vùng đất địa linh này lại được đức Pháp Vương Gyalwang trong một lần sang thăm Việt Nam và đến chùa Ni Tây Thiên cũng đã cảm nhận đây là  mảnh đất thiện lành và cho rằng Ngài có một nhân duyên đặc biệt với vùng đất này không chỉ có  đời hiện tại mà đã được kết nối từ rất nhiều đời trước.

Nơi thập Bảo Tháp

Hiện Đại Bảo tháp Tây Thiên sau mỗi hạng mục công trình hoàn thành lại được Ngài Pháp Vương Gyalwang, các Lama và các Chư Ni chùa Tây Thiên làm lễ yểm tâm, yểm các giáo lý của Đức Phật, yểm Xá lợi Phật, yểm các món trân bảo, đá quý, ngũ cốc v v… tất cả 84.000 Pháp môn của Đức Phật đều đã được yểm trong Đại Bảo tháp.

Phật giáo Kim Cương Thừa từ hàng ngàn năm qua đã từng coi Đại bảo tháp có quyền năng giá trị tựa Viên ngọc như ý, còn được gọi là “Bảo tháp như nguyện”. Không chỉ giới tu hành mà hầu hết người ta tin rằng bất cứ ai đứng trước Bảo tháp cầu nguyện điều gì đều được viên mãn. Hoặc Phật tử phát tâm vừa trì niệm mật chú của các vị Bồ tát vừa đi nhiễu quanh tháp với tâm thanh tịnh thì sẽ được ánh hào quang tâm linh xua tan bóng tối của tham – sân – si, giúp người đó tỉnh thức, xa dần những mê lầm, (nói theo cách người đời là bớt đi những tiêu cực trong xã hội) góp phần giữ được nền tảng đức hạnh của mình như thủa mới sinh ra.

Một sự thật linh ứng về nhân – quả mà Phật tử Tây Tạng, Ấn Độ, Nepal nói riêng và Phật tử trên thế giới nói chung không ai là không biết đến Vajrasana (Kim cương tọa, nơi Đức Phật ngồi Thiền cho đến khi Ngài giác ngộ, bây giờ được gọi là Bothgaya – Bồ đề Đạo tràng). Đó là năm 1969, một vụ việc động trời xẩy ra tại đây. Người con trai của vị trông coi chùa Samyeling đã có hành động buôn bán các đồ thờ cúng của những người ăn cắp trong các chùa ở thung lũng Katmandu, bỗng nổi lên trận mưa bão, một luồng sét xé rách đường mây đã đánh tan đỉnh đại Bảo Tháp Bothgaya, kẻ trộm cắp cũng bị bắt.

Toàn cảnh bảo tháp

Quan sát bên ngoài đại Bảo tháp Tây Thiên giống như một tiểu quần thể kiến trúc Bảo tháp. Trong Bảo tháp, chính tim nội thất là nơi tôn nghiêm nhất đặt bà thờ Tam Bảo với các bức tượng đồng Chư Phật, Chư Bồ tát được thỉnh từ Nepal sang. Trên vòm trần hiển lộ những bức tranh đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni một tay xúc địa – một tay nâng cầm bình bát, đức Di Đà tay bắt ấn, hình đức Liên Hoa Sinh, các Thánh nữ Dakini, đức Quán Âm cầm bình cam lồ, hình các vị Phật phẫn nộ, các Thánh chúng, các bảo cái, cờ chiến thắng, tràng phang, những đám mây Pháp vân phước lành v v… tất cả đều như hiện thân trên nền màu xanh trời với nghệ thuật kỹ họa tinh hoa với màu sắc đậm chất thiền và linh thiêng thảng như có Pháp âm tràn về. Mỗi cột nhà có một linh rồng lớn uốn mình ôm tròn ngóc đầu uy nghi sinh động. Từng chi tiết của mỗi hạng mục giầu thẩm mỹ kiến trúc, uy nghi, tôn nghiêm, tạo cảm súc cho mọi người từ ngạc nhiên đến kinh ngạc về văn hóa Phật giáo Kim Cương Thừa. Mặt bằng trong nội thất có thể đủ cho ngàn người, vành đai Bảo Tháp dành cho Phật tử có thể nhiễu Tháp.

Những Pháp khí Bảo khí được yểm hoặc đặt trên Tam Bảo đều là Pháp Bảo. Ngoài xá lợi Phật và các biểu tượng giác ngộ, những thể loại văn hóa nghệ thuật Phật giáo là kinh sách, còn có điêu khắc đúc đồng, phẩm họa tranh thangka, tranh tường, thư pháp, vũ điệu Kim Cương Thừa, nhạc cụ, âm thanh được tạo lên từ các chất liệu khác nhau như: vàng, bạc, đồng, ngọc, thạch anh, đá quý, sắt, gỗ… được Pháp vương Gyalwang chuyển tải ngôn ngữ văn hóa nghệ thuật Phật giáo Kim Cương Thừa phong phú giầu tính nhân văn đã trường tồn với nhân loại, nay đang và sẽ phát triển bền vững ở Việt Nam. Bởi chủ trương của Phật giáo Kim Cương Thừa tu hành không chỉ để giải thoát mà mỗi Phật tử trước khi thực hành Pháp đều phải phát tâm Bồ đề cầu an cho chúng sinh, cầu cho quốc thái dân an rồi mới cầu phước cho bản thân thanh tịnh.

Trên vòm trong nơi thập Bảo Tháp

Do vậy, từ thượng cổ ở các miền Thánh địa người xưa thường gọi Bảo tháp là nơi “Chư Phật hợp nhất” cảm nhận như các Chư thiên, Bồ tát mười phương hóa nhập tâm ấn trong đại Bảo tháp để các hành giả chiêm bái, lễ lạy sẽ được chứng ngộ thâm sâu, bất khả phân với tâm giác ngộ.

Từ những công đức cao quý

Để có được một kỳ quan như vậy không thể không kể đến kỳ công của các Ni sư trụ trì và nữ tu sĩ chùa Tây Thiên từ cheo leo sơn cước hàng ngày không quản sớm trưa, chiều tối, leo đèo, qua suối, băng rừng hàng cây số để chăm lo Phật sự Bảo tháp suốt mấy năm qua mà vẫn thường nhật tu hành. Ni sư chùa Tây Thiên dự kiến sẽ tiền hành khánh thành đại Bảo Tháp vào đầu năm 2014.

Pháp vương nhận giải thưởng South – South Awards

Đức Pháp vương Gyalwang không chỉ là một Rinpoche được coi là đạo sư cao quý của dòng truyền thừa Drukpa, Ngài còn là một nhà văn hóa quốc tế.   Từ năm 2009, Ngài đã từng tổ chức hành hương vì môi trường dẫn đầu Tăng đoàn và Phật tử quốc tế tình nguyện – trong đó có các Phật tử Việt Nam – đi bộ vượt 300km từ bang Tây Bengal đến Sikkim, Ấn Độ, nhặt từng vỏ chai nhựa, túi nylon, vỏ giấy kẹo, rác v v… để góp phần gìn giữ môi trường, cuộc sống được xanh hơn, sạch hơn. Cũng hoạt động như thế, năm 2011 có hơn 700 người tiếp tục hạnh nguyện theo Ngài trải qua 400km vẫn mục tiêu góp phần bảo vệ mái nhà chung của nhân loại.

Từ hành động cụ thể của đức Pháp vương Gyalwang trong việc bảo vệ môi trường bền vững, Pháp vương đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (MDGS) đánh giá cao tâm đức của Ngài. Năm 2013, Pháp vương đã được Liên Hợp Quốc mời dự kỳ họp và tham gia vào chuỗi sự kiện quan trọng do Liên Hợp Quốc tổ chức. Với những nỗ lực về các hoạt động bảo tồn môi trường, bình đẳng trong quan hệ quốc tế, Ngài được vinh danh là “Bậc Bảo hộ của vùng Hiamalaya” và nhận Giải thưởng South – South Awards. Đây là giải thưởng được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức thường xuyên vào tháng 9 hàng năm tại New York nhằm tôn vinh các Chính phủ, tập thể hoặc cá nhân có thành tích trong việc phát triển bền vững trên toàn thế giới.

Pháp vương chuẩn bị yếm Xá Lợi Phật

Từ nền tảng trí tuệ đó, đức Pháp Vương Gyalwang đã dành cho Việt Nam những Thân – Khẩu – Ý thâm sâu của mười phương ba đời Chư Phật thông qua việc xây dựng đại Bảo Tháp Tây Thiên. Do vậy, vì những giá trị của đại Bảo tháp mang lại, chỉ trong tương lai gần, các Phật tử thập phương sẽ tụ hội về chiêm bái, thỉnh Pháp, cầu nguyện… sẽ dần trở thành trung tâm văn hoá Phật giáo địa phương nói riêng và của Phật tử mười phương nói chung. Nơi đây sẽ còn là trung tâm du lịch, ẩm thực, văn hóa, nơi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, thương mại tâm linh v v… sẽ phát sinh những phức tạp không thể lường hết được.

 Thực tế cho thấy, một số di thắng tâm linh nổi tiếng trong nước và quốc tế đã bị các địa phương cho các tư nhân kinh doanh ồ ạt làm mất đi giá trị văn hóa và bản sắc địa phương sẽ làm ảnh hưởng đến nơi tôn nghiêm của mảnh đất mà địa phương đã dành cho Phật, là đồng nghĩa với việc ảnh hưởng giá trị nhân văn. Do vậy, chùa Ni Tây Thiên và địa phương cần có những phương cách giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương, giữ gìn an ninh, văn hóa, vệ sinh, cảnh quan môi trường xung quanh đại Bảo Tháp. Thiết nghĩ, đó cũng là mong muốn chung của các Phật tử trong nước và du khách quốc tế.

VLCĐ: Cúng Hóa vàng được tiến hành vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch. Đây chính là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã hoàn mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa tổ tiên trở về cõi “vĩnh hằng”.

Cúng Hóa vàng là cách gọi dân gian của lễ Tạ năm mới (hoặc Tết Khai hạ), là một ngày dâng hương, nhằm mục đích “hồi hướng” cho ông bà, tổ tiên.

Theo sách “Phương Sóc chiêm thú”, sở dĩ lễ Hóa vàng được tiến hành vào ngày mùng 7 tháng giêng là vì ngày thứ bảy đầu năm mới là “ngày của người” (nhân nhật - PV). Còn các ngày khác từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến mùng 8 tháng giêng là ngày của các giống động vật và thực vật.

Ví dụ như ngày mùng 1 là ngày của giống gà, mùng 2 của giống chó, mùng 3 của giống lợn, mùng 4 của giống dê, mùng 5 của giống trâu, mùng 6 của giống ngựa, mùng 8 của giống thóc…

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay tùy hoàn cảnh và điều kiện của mỗi gia đình mà có thể tiến hành lễ Hóa vàng vào các ngày khác như ngày mùng 2, mùng 3… chứ không cứ phải mùng 7 như tục xưa nữa.

Trao đổi với PV, đại đức Thích Giác Nguyên (Nam Định) cho biết: “Ý nghĩa quan trọng của lễ Tạ năm mới là bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia chủ trong một năm qua. Nhưng ý nghĩa quan trọng nhất là “hồi hướng” đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên...); tức là đem các công đức của gia chủ đã tu được trong đời sống hằng ngày, để xoay cái nhân được hưởng phước báo gom về sự vãng sinh Tây Phương cực lạc thế giới, nhằm mục đích liễu sinh thoát tử, cho đến rốt ráo thành Phật trong tương lai”.


Song cũng theo đại đức Thích Giác Nguyên thì người xưa và thậm chí là bây giờ, mọi người thường quan niệm rằng: Lễ Tạ năm mới chính là cầu xin các đấng thần linh, ông bà, tổ tiên phù hộ độ trì cho gia chủ tiếp tục bước vào cuộc sống may mắn, phát đạt trong suốt năm mới. Nếu để hương, đèn, nến tắt, tự tiện hạ các vật phẩm trước khi lễ tạ là bất kính với thần linh, tổ tiên.


Hiện nay, nhiều gia đình đốt rất nhiều với vàng mã với đủ các thể loại như nhà lầu, xe hơi, máy tính… có giá trị rất lớn cho người cõi âm. Bên cạnh việc tốn kém về tiền bạc còn gây ra việc ảnh hưởng đến môi trường. Họ không biết rằng giáo lý nhà Phật không có chuyện đốt vàng mã.

Nhiều người đã biến ngày lễ Hoá vàng - lễ Tạ năm mới thành mê tín với việc đốt vàng mã, mâm cao cỗ đầy...

“Những hành động biểu hiện sự báo hiếu của người đang sống đối với những người đã khuất, quan trọng là phải khởi cái tâm trong sáng, không mong cầu thì mới đem lại sự an lạc cho thân tâm mình. Nếu cái tâm không trong sáng thì dù mâm cao cỗ đầy, “người nhận” cũng chẳng hoan hỷ. Bởi chúng ta đã phát khởi cái tâm “xin xỏ” thì tự ắt lòng sẽ nổi tính tham lam rồi sinh ra sân, si, ngạo mạn. Như vậy, việc tạ ơn hay hồi hướng cho các chư vị không còn mang ý nghĩa nữa” - đại đức Thích Giác Nguyên nhấn mạnh.


Văn khấn lễ Hóa vàng ngày tết

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy:

- Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần

- Ngài Sở Vương đương niên hành khiển năm Nhâm Thìn, ngài bản cảnh Thành hoàng, các ngài thổ địa, táo quân, long mạch tôn thần.

- Các cụ tổ khảo, tổ tỉ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mồng ... tháng giêng năm Nhâm Thìn, chúng con là … hiện cư ngụ tại số nhà …, khu phố …, phường …, thành phố...

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, trà tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát (3 lần).

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)

Theo Tịnh Phương (Báo Lao động)

VLCĐ: Vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc của dải đất hình chữ S gần như được thâu tóm toàn bộ trong chùm ảnh của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Nằm trong loạt bài mang chủ đề "Những khoảnh khắc đẹp từ khắp mọi nơi trên thế giới", trang mạngLivejournal đã giới thiệu với độc giả một chùm ảnh phong cảnh đặc sắc của Việt Nam được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Hoàng Nam.

Bộ ảnh này được chụp ở rất nhiều nơi khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam như Lăng Cô, An Giang, Lâm Đồng, Nha Trang, Bạc Liêu, Đà Lạt...

Bộ ảnh của Hoàng Nam đã chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả Nga, khiến họ không thể không xuýt xoa, thậm chí nhiều người còn bày tỏ mong muốn được đến thăm Việt Nam một lần. HoangNamPhoto.


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-2


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-3


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-4


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-5
Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-7
Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-8

Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-10


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-11


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-12


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-13


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-14


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-16


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-17


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-18


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-19


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-20


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-21


Ve-Dep-Viet-Nam-voluongcongduc.com-21


Nguồn: Hà Thu Infonet - Du Lịch Việt Nam


VLCĐ: Chùa Sóc Thiên Vương thường được gọi là chùa Non Nước nằm trong quần thể khu di tích Ðền Sóc ở độ cao hơn 110m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú.

Vị thiền sư trụ trì là Ngô Chân Lưu (933 - 1011). Năm 981, ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại sư. Ðây là vị thiền sư đầu tiên được Nhà nước phong kiến phong tặng danh hiệu Quốc sư. Năm 2001, chùa đúc thành tượng Phật tổ bằng đồng liền khối cao 6,5m, nặng 30 tấn.


Chùa Sóc Thiên Vương - voluongcongduc.com


Đặc biệt, trong chánh điện các cây cột chống đều bằng gỗ lim, có đến 80 cột lim có chiều cao khoảng 13m, với đường kính mỗi cây khoảng 35cm. Số cột lim này tương đương với 600m3 gỗ. Chùa Sóc Thiên Vương ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, đã được xác lập kỷ lục Ngôi chùa có số cột gỗ lim trong chánh điện nhiều nhất.

Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings

VLCĐ: Chùa Keo tên chữ là “Thần Quang Tự” thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là ngôi chùa lớn và đẹp vào hàng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Chùa Keo thờ Đại sư Không Lộ - một trong đại tổ của dòng Phật giáo Việt Nam. Chùa là công trình kiến trúc quy mô, phức hợp nhiều khối kiến trúc đa dạng nhất trong tất cả các kiến trúc Phật giáo ở Đồng bằng Bắc bộ với các khu tam quan, chùa Phật, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá, vườn tháp. Tất cả được đối xứng qua trục dọc là hai dãy hành lang Đông và Tây, phía sau của hai dãy hành lang là hai hồ nước lớn.

Trải qua bao đời chùa Keo vẫn luôn thanh tịnh, yên bình với những công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam.


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -1

Toàn cảnh chùa Keo


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -2

Bộ cánh cửa gian trung quan ở Tam quan nội làm từ thế kỷ XVII với những đường nét chạm trổ rồng chầu tinh xảo.


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -3

Kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo, một công trình độc đáo.


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -4

Kiến trúc gác chuông 3 tầng


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -5

Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng.


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -6

Khách thập phương tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa.


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -7

Phía bên trong của ngôi chùa cổ kính.


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -8

Hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -9


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -10

Khuôn viên chùa – nơi du khách có thể nghỉ ngơi, ngắm cảnh


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -11


Kiến trúc độc đáo của Chùa Keo - Thái Bình - voluongcongduc.com -12

Chùa Keo là đặc trưng của kiến trúc chùa chiền Bắc Bộ


Nguyễn Hoan  -Theo Petro Times


Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.