VLCĐ: Tam Đảo từ thủa hồng hoang vốn là một vùng đồi xanh trải quả hàng ngàn năm đất Việt chịu đựng biết các cuộc trường trinh của ngoại bang. Giờ đây đứng trước đại Bảo Tháp ở chùa Tây Thiên thuộc Phù Nghì, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc mà ngỡ như đang lạc vào một giấc mơ hoặc thấy trong câu chuyện cổ điển nào đó sáng lòa ánh đạo vàng trên vùng thánh địa của Ấn Độ hay Nepal.
Theo đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thì đại Bảo Tháp xây dựng tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phú hiện là công trình lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Đất thiêng
Khởi công vào một ngày lành trong tháng 3/2012, vài tháng xây dựng chỉ nổi lên một công trình còn thô mộc nhưng người bản địa đã tấp nập tới đây nhất tâm làm công quả những việc liên quan đến Phật sự bằng chính sức lao động của mình. Người dân chủ yếu làm nghề chân đất với nông nghiệp đã không quản giờ giấc, tùy sức, tùy việc giúp cho công trình.
Một lễ hội tại Bảo tháp Tây Thiên
Để có được một kỳ quan như vậy không thể không kể đến kỳ công của các Ni sư trụ trì và các nữ tu sĩ chùa Tây Thiên. Mặc dù đường đi lên đi xuống chùa có xe điện trên không của công ty Lạc Hồng, nhưng các Ni thì không có điều kiện đi phương tiện hiện đại đó. Chùa Tây Thiên ẩn sâu trong rừng xanh, cheo leo trên sơn cước, hàng ngày các Ni không quản sớm trưa, chiều tối, leo đèo, qua suối, băng rừng hàng cây số để chăm lo nhiều việc từ nhỏ đến việc tối quan trọng của Bảo tháp suốt mấy năm qua mà vẫn không buông lơi thường nhật tu hành. Vậy mà chưa đầy hai năm với tiến độ thi công đáng ngạc nhiên, công trình đại Bảo Tháp đã hình thành cơ bản, chỉ còn sơn, vôi và trau chuốt lại phần kỹ thuật, mỹ thuật kiến trúc bên ngoài.
Phật tử quốc tế và các Phật tử Việt Nam đã từng thăm viếng Đại Bảo tháp Boudhanath ở trung tâm thủ đô Katmandu – Nepal dạt dào đạo niệm trước một công trình linh thiêng thì bây giờ, ngay tại đất nước Việt Nam cũng mọc lên một đại Bảo Tháp nguy nga tráng lệ, tuy không rộng lớn như bảo tháp Boudhanath nhưng mỹ thuật kiến trúc hiện đại hơn, giầu bản sắc cổ kính của lịch sử Phật giáo Kim Cương Thừa. Đức Pháp Vương Gyalwang đã đặt tượng Phật của Bảo Tháp quay về phương Nam để năng lượng gia trì của Chư Phật được ban trải tới khắp dương gian, từ thành thị tới nông thôn, từ núi cao đến hải đảo Việt Nam, không phân chia vùng miền và biên giới. Phật tử và du khách tâm linh dù tới từ hướng nào cũng thấy ngay cặp mắt và huệ nhãn thứ ba của Chư Phật từ bi, trí tuệ, chan chứa tính nhân văn sâu xa của bậc toàn giác như truyền dọi hào quang niềm phúc lạc an lành cho nhân gian.
Nhãn huệ Phật trên Bảo Tháp
Các Phật tử chùa Tây Thiên tại đây bày tỏ: “Nhờ công đức tu hành của Ni sư trụ trì và các Ni cô chùa Tây Thiên nên đã tạo được sự gia hộ mạnh mẽ của Chư Phật. Nếu không có sự trưởng dưỡng ấy thì làm sao có được một công trình tâm linh giá trị có một không hai này ngay trên quê hương của chúng tôi”.
Quả thật, Tam Đảo từ thủa hồng hoang vốn là một vùng đồi xanh trải quả hàng ngàn năm đất Việt chịu đựng biết các cuộc trường trinh của ngoại bang đủ các màu da, màu tóc, ngoại ngữ: Nào là nhà Thanh, quân Mông Cổ, phát xít Nhật, quân Pháp, quân Mỹ vẫn chỉ là vùng hoang vu mênh mang gió mùa hè, man mác mùa thu, heo hút đông giá. Mặc dù chùa Tây Thiên, Đền Cô, Đền cậu đã có từ hàng trăm năm qua nhưng cho mãi đến ngày hòa bình được khôi phục, khách hành hương mới có thể đến chiêm bái.
Những sự tích ẩn chứa năng lực tâm linh trên vùng Tam Đảo này không chỉ có từ thời vua Hùng. Cái thủa Vua Hùng thứ 6 là Hùng Chiêu lên chùa Thiên Ân trên đỉnh núi Tam Đảo cầu thỉnh Đức Phật gia trì thì gặp nàng Lăng Thị Tiêu đã trở thành mối tình “sét đánh”, và thành chồng vợ cùng nhau làm bao điều lợi dân cứu quốc lưu truyền trang sử. Trải qua mấy ngàn năm chống các loại giặc ngoại xâm, đất thiêng Tam Đảo được chính quyền địa phương và đông đảo Phật tử đã khôi phục các di thắng tâm linh trở lại.
Giá trị tâm linh
Giờ đây đứng trước đại Bảo Tháp mà ngỡ như đang lạc vào một giấc mơ hoặc thấy trong câu chuyện cổ điển nào đó sáng lòa ánh đạo vàng trên vùng thánh địa của Ấn Độ hay Nepal. Theo đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa thì đại Bảo Tháp xây dựng tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phú hiện là công trình lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Thời nay, vùng đất địa linh này lại được đức Pháp Vương Gyalwang trong một lần sang thăm Việt Nam và đến chùa Ni Tây Thiên cũng đã cảm nhận đây là mảnh đất thiện lành và cho rằng Ngài có một nhân duyên đặc biệt với vùng đất này không chỉ có đời hiện tại mà đã được kết nối từ rất nhiều đời trước.
Nơi thập Bảo Tháp
Hiện Đại Bảo tháp Tây Thiên sau mỗi hạng mục công trình hoàn thành lại được Ngài Pháp Vương Gyalwang, các Lama và các Chư Ni chùa Tây Thiên làm lễ yểm tâm, yểm các giáo lý của Đức Phật, yểm Xá lợi Phật, yểm các món trân bảo, đá quý, ngũ cốc v v… tất cả 84.000 Pháp môn của Đức Phật đều đã được yểm trong Đại Bảo tháp.
Phật giáo Kim Cương Thừa từ hàng ngàn năm qua đã từng coi Đại bảo tháp có quyền năng giá trị tựa Viên ngọc như ý, còn được gọi là “Bảo tháp như nguyện”. Không chỉ giới tu hành mà hầu hết người ta tin rằng bất cứ ai đứng trước Bảo tháp cầu nguyện điều gì đều được viên mãn. Hoặc Phật tử phát tâm vừa trì niệm mật chú của các vị Bồ tát vừa đi nhiễu quanh tháp với tâm thanh tịnh thì sẽ được ánh hào quang tâm linh xua tan bóng tối của tham – sân – si, giúp người đó tỉnh thức, xa dần những mê lầm, (nói theo cách người đời là bớt đi những tiêu cực trong xã hội) góp phần giữ được nền tảng đức hạnh của mình như thủa mới sinh ra.
Một sự thật linh ứng về nhân – quả mà Phật tử Tây Tạng, Ấn Độ, Nepal nói riêng và Phật tử trên thế giới nói chung không ai là không biết đến Vajrasana (Kim cương tọa, nơi Đức Phật ngồi Thiền cho đến khi Ngài giác ngộ, bây giờ được gọi là Bothgaya – Bồ đề Đạo tràng). Đó là năm 1969, một vụ việc động trời xẩy ra tại đây. Người con trai của vị trông coi chùa Samyeling đã có hành động buôn bán các đồ thờ cúng của những người ăn cắp trong các chùa ở thung lũng Katmandu, bỗng nổi lên trận mưa bão, một luồng sét xé rách đường mây đã đánh tan đỉnh đại Bảo Tháp Bothgaya, kẻ trộm cắp cũng bị bắt.
Toàn cảnh bảo tháp
Quan sát bên ngoài đại Bảo tháp Tây Thiên giống như một tiểu quần thể kiến trúc Bảo tháp. Trong Bảo tháp, chính tim nội thất là nơi tôn nghiêm nhất đặt bà thờ Tam Bảo với các bức tượng đồng Chư Phật, Chư Bồ tát được thỉnh từ Nepal sang. Trên vòm trần hiển lộ những bức tranh đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni một tay xúc địa – một tay nâng cầm bình bát, đức Di Đà tay bắt ấn, hình đức Liên Hoa Sinh, các Thánh nữ Dakini, đức Quán Âm cầm bình cam lồ, hình các vị Phật phẫn nộ, các Thánh chúng, các bảo cái, cờ chiến thắng, tràng phang, những đám mây Pháp vân phước lành v v… tất cả đều như hiện thân trên nền màu xanh trời với nghệ thuật kỹ họa tinh hoa với màu sắc đậm chất thiền và linh thiêng thảng như có Pháp âm tràn về. Mỗi cột nhà có một linh rồng lớn uốn mình ôm tròn ngóc đầu uy nghi sinh động. Từng chi tiết của mỗi hạng mục giầu thẩm mỹ kiến trúc, uy nghi, tôn nghiêm, tạo cảm súc cho mọi người từ ngạc nhiên đến kinh ngạc về văn hóa Phật giáo Kim Cương Thừa. Mặt bằng trong nội thất có thể đủ cho ngàn người, vành đai Bảo Tháp dành cho Phật tử có thể nhiễu Tháp.
Những Pháp khí Bảo khí được yểm hoặc đặt trên Tam Bảo đều là Pháp Bảo. Ngoài xá lợi Phật và các biểu tượng giác ngộ, những thể loại văn hóa nghệ thuật Phật giáo là kinh sách, còn có điêu khắc đúc đồng, phẩm họa tranh thangka, tranh tường, thư pháp, vũ điệu Kim Cương Thừa, nhạc cụ, âm thanh được tạo lên từ các chất liệu khác nhau như: vàng, bạc, đồng, ngọc, thạch anh, đá quý, sắt, gỗ… được Pháp vương Gyalwang chuyển tải ngôn ngữ văn hóa nghệ thuật Phật giáo Kim Cương Thừa phong phú giầu tính nhân văn đã trường tồn với nhân loại, nay đang và sẽ phát triển bền vững ở Việt Nam. Bởi chủ trương của Phật giáo Kim Cương Thừa tu hành không chỉ để giải thoát mà mỗi Phật tử trước khi thực hành Pháp đều phải phát tâm Bồ đề cầu an cho chúng sinh, cầu cho quốc thái dân an rồi mới cầu phước cho bản thân thanh tịnh.
Trên vòm trong nơi thập Bảo Tháp
Do vậy, từ thượng cổ ở các miền Thánh địa người xưa thường gọi Bảo tháp là nơi “Chư Phật hợp nhất” cảm nhận như các Chư thiên, Bồ tát mười phương hóa nhập tâm ấn trong đại Bảo tháp để các hành giả chiêm bái, lễ lạy sẽ được chứng ngộ thâm sâu, bất khả phân với tâm giác ngộ.
Từ những công đức cao quý
Để có được một kỳ quan như vậy không thể không kể đến kỳ công của các Ni sư trụ trì và nữ tu sĩ chùa Tây Thiên từ cheo leo sơn cước hàng ngày không quản sớm trưa, chiều tối, leo đèo, qua suối, băng rừng hàng cây số để chăm lo Phật sự Bảo tháp suốt mấy năm qua mà vẫn thường nhật tu hành. Ni sư chùa Tây Thiên dự kiến sẽ tiền hành khánh thành đại Bảo Tháp vào đầu năm 2014.
Pháp vương nhận giải thưởng South – South Awards
Đức Pháp vương Gyalwang không chỉ là một Rinpoche được coi là đạo sư cao quý của dòng truyền thừa Drukpa, Ngài còn là một nhà văn hóa quốc tế. Từ năm 2009, Ngài đã từng tổ chức hành hương vì môi trường dẫn đầu Tăng đoàn và Phật tử quốc tế tình nguyện – trong đó có các Phật tử Việt Nam – đi bộ vượt 300km từ bang Tây Bengal đến Sikkim, Ấn Độ, nhặt từng vỏ chai nhựa, túi nylon, vỏ giấy kẹo, rác v v… để góp phần gìn giữ môi trường, cuộc sống được xanh hơn, sạch hơn. Cũng hoạt động như thế, năm 2011 có hơn 700 người tiếp tục hạnh nguyện theo Ngài trải qua 400km vẫn mục tiêu góp phần bảo vệ mái nhà chung của nhân loại.
Từ hành động cụ thể của đức Pháp vương Gyalwang trong việc bảo vệ môi trường bền vững, Pháp vương đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (MDGS) đánh giá cao tâm đức của Ngài. Năm 2013, Pháp vương đã được Liên Hợp Quốc mời dự kỳ họp và tham gia vào chuỗi sự kiện quan trọng do Liên Hợp Quốc tổ chức. Với những nỗ lực về các hoạt động bảo tồn môi trường, bình đẳng trong quan hệ quốc tế, Ngài được vinh danh là “Bậc Bảo hộ của vùng Hiamalaya” và nhận Giải thưởng South – South Awards. Đây là giải thưởng được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức thường xuyên vào tháng 9 hàng năm tại New York nhằm tôn vinh các Chính phủ, tập thể hoặc cá nhân có thành tích trong việc phát triển bền vững trên toàn thế giới.
Pháp vương chuẩn bị yếm Xá Lợi Phật
Từ nền tảng trí tuệ đó, đức Pháp Vương Gyalwang đã dành cho Việt Nam những Thân – Khẩu – Ý thâm sâu của mười phương ba đời Chư Phật thông qua việc xây dựng đại Bảo Tháp Tây Thiên. Do vậy, vì những giá trị của đại Bảo tháp mang lại, chỉ trong tương lai gần, các Phật tử thập phương sẽ tụ hội về chiêm bái, thỉnh Pháp, cầu nguyện… sẽ dần trở thành trung tâm văn hoá Phật giáo địa phương nói riêng và của Phật tử mười phương nói chung. Nơi đây sẽ còn là trung tâm du lịch, ẩm thực, văn hóa, nơi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, thương mại tâm linh v v… sẽ phát sinh những phức tạp không thể lường hết được.
Thực tế cho thấy, một số di thắng tâm linh nổi tiếng trong nước và quốc tế đã bị các địa phương cho các tư nhân kinh doanh ồ ạt làm mất đi giá trị văn hóa và bản sắc địa phương sẽ làm ảnh hưởng đến nơi tôn nghiêm của mảnh đất mà địa phương đã dành cho Phật, là đồng nghĩa với việc ảnh hưởng giá trị nhân văn. Do vậy, chùa Ni Tây Thiên và địa phương cần có những phương cách giữ gìn văn hóa truyền thống của địa phương, giữ gìn an ninh, văn hóa, vệ sinh, cảnh quan môi trường xung quanh đại Bảo Tháp. Thiết nghĩ, đó cũng là mong muốn chung của các Phật tử trong nước và du khách quốc tế.
Đăng nhận xét