VLCĐ: Người tu sĩ không được ca hát. Ca hát trước công chúng, là ca sĩ… việc này là của người ngoài đời, người tu không được làm. Vì hát là còn tham đắm vào cái hay mà người tu thì cần lìa xa việc tham, sân, si. Vậy sao còn làm? Hãy để việc ca hát cho người đời họ làm. Giáo hội không thể đồng tình với những hành vi này. Nếu ai đã làm thì nên tự xét lại…
Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát 1 bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
Đây là khẳng định của Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM.
Đã là tu sĩ thì không có hát
Bạch hòa thượng, trong một cuộc thi hát ở TP HCM, có một “tiểu ni cô” mặc áo tràng nâu tham gia là như thế nào?
Theo như tôi nhận thấy, “tiểu ni cô” này
không biết có thật sự là người đi tu không? Hay là cư sĩ… Nếu người tu
thì vị Bổn sư cần xem lại vì thứ nhất, như đã nói trong vấn đề ăn mặc
của người tu hành, “tiểu ni cô” này nếu là người tu, xét về tuổi và giới
luật thọ nhận thì chỉ có thể mặc áo nhật bình lam, chứ sao lại mặc áo
tràng màu nâu?
Vì thế vị bổn sư cần chấn chỉnh. Riêng
nếu là Phật tử tại gia thì Ban tổ chức hay vị thầy 5 giới của cô bé nên
khuyên cô bé xem lại cách ăn mặc của mình để không làm ảnh hưởng đến
hình ảnh Phật giáo.
Tại sao hòa thượng lại nói ảnh hưởng đến Phật giáo?
Vì với hình tướng cạo đầu, mặc áo tràng
nâu dễ khiến người đời nhầm tưởng đó là hình ảnh của tu sĩ Phật giáo,
gây ra những suy nghĩ không tốt cho các tu sĩ hiện nay. Đặc biệt là còn
đi hát trước công chúng. Đây là điều Phật giáo không đồng ý.
Nếu mặc đồ bình thường để hát trước công chúng sẽ không làm ảnh hưởng đến hình ảnh người tu
Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ
cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát.
Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát một bài nhạc đời, dù đó
là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.
Hiện nay, do sự phát triển của xã hội,
các phương tiện truyền thông và thông tin xuất hiện, các mối quan hệ xã
hội nên chúng tôi cho rằng có thể du di việc nghe và xem hát. Nhưng
không thể một người là tu sĩ thì không được làm như thế. Đây là giới luật do đức Phật chế ra không ai dám sửa đổi. Nếu làm là vi phạm.
Ca hát trước công chúng, là ca sĩ… việc
này là của người ngoài đời, người tu không được làm. Vì hát là còn tham
đắm vào cái hay mà người tu thì cần lìa xa việc tham, sân, si. Vậy sao
còn làm? Hãy để việc ca hát cho người đời họ làm. Giáo hội không thể
đồng tình với những hành vi này.
Nếu ai đã làm thì nên tự xét lại…
Theo hòa thượng vì đâu mà có chuyện này?
Qua việc này tôi thấy Ban Pháp chế từ TW
đến các tỉnh thành dù đã có những nội quy, quy chế hoạt động những vẫn
chưa phổ biến rộng, chưa thực hiện vào việc kiểm tra ngay thực tế.
Một thực tế chúng ta cũng cần nhìn nhận
đó là chưa có quy chế để xử phạt, vì thế cần xây dựng để bảo vệ giáo hội
đang có nhiều vấn đề xảy ra như hiện nay.
Theo tôi, Giáo hội trung ương cần có văn
bản chỉ đạo các ban ngành có quy chế cụ thể để chấn chỉnh các hoạt động
của Tăng Ni và Phật tử. Nếu như chúng ta không làm thì sau này sẽ có
rất nhiều hiện tượng không tốt xuất hiện, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hình
ảnh của đạo Phật.
Hòa thượng có lời khuyên nào với Trụ trì các tự viện và Tăng Ni trẻ không?
Hiện nay các Tịnh nhơn trẻ chưa xuất
gia, hay đã là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na… thì cũng nên xem lại
hình tướng, hình thức của một người tu, mình nên thế nào? Nên học tập
theo những gì bổn sư chỉ dạy, không nên làm vượt quá mức quy định.
Phải
giữ cho được màu sắc tu sĩ trẻ, màu áo nâu, áo lam với hình thức người
tu sĩ Việt Nam, đừng để Phật tử đánh giá, hay các đạo khác chê cười.
Người tu sĩ khi xuất hiện ở đâu hãy tâm
niệm là vì đạo pháp, hoằng pháp, đem ánh sáng đạo từ bi đến tất cả chúng
sanh (Ảnh chụp tại chương trình Diệu Âm Hoàng Pháp)
Phật tử đi chùa, nhìn những vị mới xuất
gia ăn mặc lượm thượm, hay làm những điều không đúng trong giới luật…
điều này là do bổn sư. Vị này cần có trách nhiệm nhắc nhớ tứ oai nghi,
đi, đứng, nằm, ngồi. Ngay các vị Tăng Ni trẻ khi gặp các Chư Tôn đức
phải như thế nào cũng cần phải chỉ dạy.
Không chỉ ở chùa, ngày đến các trường
học, Chư Tôn đức giáo thọ cũng cần hướng dẫn đến các Tăng ni sinh trẻ
biết làm sao cho phù hợp với cuộc sống hiện nay. Người ta nhìn thấy màu
sắc của tu sĩ trẻ nếu làm sai thì ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo.
Không chỉ Tăng Ni trẻ mà ngay cả các vị
Chư Tôn đức lớn cũng đừng nghĩ lớn rồi mặc sao thì mặc, làm gì thì làm…
phải sống sao cho Tăng ni trẻ và Phật tử kính phục. Chư Tôn đức trang
nghiêm thì Tăng Ni trẻ và Phật tử tại gia mới kính mà học theo.
Xin cảm ơn Hòa thượng!
Hộ Pháp (thực hiện)
Đăng nhận xét